Ai mới là người phải tiếc nuối hậu IPO Vissan ?

StockBiz- 31/03/2016

Niềm vui trước mắt không thể che dấu được cái sự lo lắng lâu dài. Đó chính là làm sao để khai thác hết tiềm năng của một doanh nghiệp nhà nước có quá nhiều lợi thế như Vissan?

 Bất ngờ với Vissan ?

Với mức giá mua cao nhất là 126.000 đồng/cp, Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp quốc tế - Anco (công ty con của Masan) đã trở thành nhà đầu tư chiến lược của Vissan. Tổng số tiền mà Anco phải chi là 1.427 tỷ đồng, cao hơn mức giá đấu mà CJ bỏ thầu (120.600 đồng/cp). Proconco đưa ra giá đấu 125.000 đồng/cp.

Sau IPO ra công chúng và cổ đông chiến lược, CJ sở hữu hơn 4% cổ phần của Vissan. Còn Massan, thông qua các công ty con và đối tác của mình, sở hữu gần 24%.

Kết quả của cuộc đấu giá khiến cho ngay cả những người tham gia vào cuộc đấu giá củng phải thốt lên sự kinh ngạc. Bởi lẽ, từ lâu lắm rồi người ta mới chứng kiến một đợt IPO doanh nghiệp nhà nước thành công đến như vậy.

Nếu như phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng vào ngày 7/3, công chúng đã có một phen bất ngờ với giá đấu bình quân 80.053 đồng/cổ phần, cao gấp 4,7 lần giá khởi điểm. Phiên IPO phát hành cho cổ đông chiến lược vừa qua, giá mua đã lần nữa được đẩy lên mức 126.000 đồng/cp, cao gấp 7,4 lần so với giá khởi điểm, đồng thời cao hơn 57% so với mức giá bình quân IPO lần đầu.

Đây là điều mà có lẽ cổ đông nhà nước đang nắm giữ Vissan cảm thấy vui nhất. Qua 2 đợt phát hành, ngân sách thu về lên đến 2.333 tỷ đồng. So với con số đưa ra ban đầu là 476 tỷ đồng thì số tiền thu được gấp 5 lần.

 Trong đợt IPO lần đầu ra công chúng của doanh nghiệp này, các nhà đầu tư tổ chức và quỹ đầu tư hầu như không mua được cổ phiếu nào của Vissan. Đối với họ, nguyên tắc là giá cổ phiếu phải phù hợp với kỳ vọng giá cổ phiếu và cổ tức nhận được trong trung hạn. Do vậy, cái giá mà đa phần các quỹ đầu tư và nhà đầu tư tổ chức đưa ra đều thấp hơn rất nhiều so với giá trúng thấp nhất, chỉ nhỉnh hơn so với giá khởi điểm không nhiều. Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù có tiềm năng nhưng cái giá phải trả cho mỗi cổ phiếu Vissan là quá “chát”.

Masan liệu có hài lòng với vai trò cổ đông chiến lược?

Với việc Anco trở thành nhà đầu tư chiến lược của Vissan sau phiên đấu giá. Đã có nhiều quan điểm cho rằng đây là cơ hội lớn cho Anco gia tăng giá trị. Đồng thời, hi vọng có thể mua thêm phần vốn nhà nước bán ra ở các lần sau sau khi trở thành cổ đông chiến lược của Vissan, thị trường thịt 18 tỷ USD của Việt Nam cũng tuột khỏi tầm tay CJ.

Tuy nhiên, thực tế có đơn giản như vậy ? Anco được thành lập năm 2003, tiền thân là liên doanh giữa Malaysia và Việt Nam với nhà máy đầu tiên đặt tại Đồng Nai. Tổng công suất sản xuất thức an của của Anco là 750.000 tấn. Tháng 04/2015, Masan đã trở thành công ty mẹ của Anco sau khi mua chi phối 70% cổ phần của công ty này.

Chính vì thế, khi người ta nói đến cái lợi thế của Anco cũng chính là nói đến cái lõi của “Masan”. Sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng như nước tương Chinsu, nước mắm Tam Thái Tử, mì ăn liền Omachi, Vinacafé và bia Sư Tử Trắng…Rõ ràng, Masan cho thấy mình là một thương hiệu lớn trên thị trường hàng tiêu dùng. Cái cách sẵn sàng “chi bạo”để thực hiện những chiến dịch PR rầm rộ trên các phương tiện truyền thông đã giúp Masan đưa những sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng nội địa.

Những năm gần đây, Masan cũng đã liên tục triển khai các hoạt động M&A nhắm đến những doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng tiêu dùng. Có thể thấy lịch sử M&A của doanh nghiệp này rất “hoành tráng”. Theo báo cáo tài chính năm 2015 của MSA, hiện danh sách công ty con của doanh nghiệp này rất đông sảo. Những cái tên như Vinacafe Biên Hòa, Vĩnh Hảo, Proconco , Anco…

Năm 2015, doanh nghiệp này cũng đã xúc tiến để “thâu tóm” công ty cổ phần Cholimex Food, nhưng đến nay vẫn chỉ dừng 30% , thậm chí không đươc đưa người vào danh sách hội đồng quản trị. Đây có lẽ là thương vụ hiếm hoi mà doanh nghiệp này thất bại trong việc mua cổ phần chi phối để “biến” thành công ty con của mình. Cổ đông hiện hữu của Cholimex Food không ai chịu nhường phần vốn còn lại cho Masan, bất chấp doanh nghiệp này đưa ra cái giá cao ngất ngưởng.

Nhìn chung, cái cách mà doanh nghiệp này từng thể hiện khi tham gia vào một công ty nào đó là phải “nắm quyền” tuyệt đối. Cũng chưa có bằng chứng nào của Masan cho thấy doanh nghiệp này thành công khi đóng vai là người đồng hành cùng với doanh nghiệp.

Trong khi đó, trao đổi với báo chí về lộ trình thoái tiếp vốn nhà nước ở Vissan, Ông Lê Tùng, Chủ tịch HĐQT thành viên Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA), Trưởng ban chỉ đạo cổ phần hóa Vissan cho biết : hậu cổ phần hóa, sẽ cần hợp tác ít nhất vài năm để hoạt động ổn định, xem nhà đầu tư có chứng minh được năng lực để hổ trợ Vissan phát triển được hay không rồi mới tính tiếp chuyện nới room.

Như vậy, liệu có dễ để Masan tạo được giá trị gia tăng xứng đáng với số tiền đầu tư vào Vissan? “Masan không phải thiếu tiền. Masan cũng rất mạnh trong ngành hàng tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất khiến Masan sẽ phải cân nhắc nhiều hơn đó chính là giá trị mà công ty này sẽ đạt được. Họ chỉ có lợi nhiều khi họ nắm chi phối Vissan. Ngược lại, giả sử doanh nghiệp này trở thành cổ đông chiến lược của Vissan thì khả năng tạo thêm giá trị gia tăng trong chuổi cung ứng không thể bằng ông lớn đến từ Hàn Quốc” –Chuyên gia Kinh tế Đinh Thế Hiển nhận xét.

Có thể chính Vissan mới là người chịu thiệt

Hoạt động IPO của một doanh nghiệp thực chất là để tìm kiếm lợi ích tốt nhất cho cổ đông hiện hữu. Mà trong trường hợp của Vissan đó chính là cổ đông nhà nước. Rõ ràng, khi đã ra đấu giá rồi thì quyền lựa chọn lúc này không còn thuộc về Vissan nữa mà vấn đề là Ai sẽ chọn Vissan? Ai sẽ sẵn sàng chi khoản tiền lớn hơn để đạt được mục đích của mình là điều thuộc về bên tham gia đấu giá.

Sau cuộc đấu giá này, Vissan sẽ về 1.427 tỷ đồng cùng với 906 tỷ đồng thu từ IPO. Toàn bộ số tiền 2.500 tỷ đồng này nộp về ngân sách nhà nước.

Đây là điều đáng mừng cho Vissan. Thế nhưng, nếu đặt trong mối tương quan với giá trị gia tăng mà Vissan có được mới chính là vấn đề đáng bàn.

Con số trước mắt, chênh lệch giữa giá mua của Anco và CJ đối với cổ đông nhà nước tương ứng với số tiền 61 tỷ đồng. Đây là số tiền lớn,thế nhưng nếu so với cái gọi là thị trường tiềm năng 18 tỷ USD thì quá nhỏ bé.

Vấn đề đươc đặt ra là ai có đủ năng lực giúp Vissan phát triển để khai thác thị trường tiềm năng thì người đó mới tạo ra giá trị lớn nhất cho Vissan chứ không chỉ là số tiền 61 tỷ đồng. Đó sẽ là vấn đề khiến ban lãnh đạo của Vissan sẽ còn phải nghĩ nhiều với kế hoạch hậu IPO.

 Trao đổi với NDH về tiềm năng hợp tác giửa 2 bên. Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Vissan thì cho biết : Anco đang đầu tư một trang trại khá lớn, có thể nói là lớn nhất Việt Nam về chăn nuôi heo. Lợi thế của Anco có mảng thức ăn gia súc, như vậy giúp Vissan làm chuỗi 3F (Feed- Farrm- Food hay còn gọi là “Từ trang trại đến bàn ăn”).

Còn theo như lời của Ông Lê Tùng, Proconco và Anco không đạt tiêu chuẩn về 3F Feed – Farm – Food) - “từ trang trại tới bàn ăn" mà chỉ thỏa mãn 1 trong 3.

Trong khi đó, CJ là doanh nghiệp lớn đã chứng minh được năng lực vượt trội với uy tín, minh bạch và tầm cở quốc tế. Ngoài tiềm lực tài chính, cái lõi của họ là một hệ thống quản lý vượt trội, chuổi cung ứng toàn diện từ hệ thống chăn nuôi, nhà máy thức ăn, trồng trọt, chế biến, bán lẻ, logistic…

Với việc gắn thêm các nhà máy chế biến và thương hiệu của Vissan vào hệ thống của mình. CJ sẽ nắm một chuổi cung ứng tạo nên giá trị gia tăng rất lớn. Rõ ràng, đây là cái mà CJ cần. Nhưng họ cũng không thể bỏ một cái giá vượt qua toan tính về lợi nhuận trên vốn của mình được.

Trước đó, CJ đã đưa ra cam kết sẽ cùng hợp tác với Vissan lâu dài, tôn trọng mọi quyết định của Vissan, cũng như hỗ trợ thương hiệu, đưa Vissan phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lại. Đối với Vissan sẽ có thêm một lực hỗ trợ cực lớn. Mà theo như lời của TS. Đinh Thế Hiển, nếu CJ là cổ đông chiến lược sẽ giúp Vissan gia tăng thêm hiệu quả, cải tiến được cách quản lý cũng như giúp Vissan hình thành được chuổi cung ứng lớn.

Giữa làn sóng hồ hởi và vui mừng sau bước đầu IPO thành công. Vissan vẫn sẽ có những nếp nhăn khi nghĩ về hậu vận. Niềm vui trước mắt không thể che dấu được cái sự lo lắng lâu dài. Đó chính là làm sao để khai thác hết tiềm năng của một doanh nghiệp nhà nước có quá nhiều lợi thế như Vissan? Như vậy, chưa biết chừng chính Vissan mới là người phải tiếc nuối nhất hậu IPO.

 

Huy Nguyên

 


Tuyên bố trách nhiệm:  Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015