Cổ phiếu nào hưởng lợi nhiều nhất trong mùa hạn hán lịch sử?

StockBiz- 30/03/2016

Trong khi nhiều nhà máy thủy điện đang khóc dở mếu dở vì tình trạng khô hạn, nhiều nhà máy thủy điện phải rời khỏi thị trường điện vì không đủ nước phát hay giá bán không thể cạnh tranh, các nhà máy nhiệt điện dường như đang là người được hưởng lợi từ điều này.

 EL Nino làm nhiệt điện lên ngôi

Tính đến ngày 11/3/2016 đã có 15 trong số 51 nhà máy rút khỏi thị trường điện. Hiện công suất của thủy điện đóng góp vào khoảng 40,4% toàn hệ thống, nhưng năm 2015, nhưng tỷ lệ huy động chỉ quanh 20% do không đủ nước để phát điện.

 

Nguồn: Bộ Công thương

 Trên sàn niêm yết hiện có 3 cổ phiếu Nhiệt điện là NT2 , PPC , BTP , một bảng so sánh cho thấy NT2 đang là công ty nhiệt điện có chi phí sản xuất bình quân thấp nhất. NT2 BTP sử dụng điện khí, giá khí giảm 70% trong năm qua khiến chi phí sản xuất của 2 doanh nghiệp này thấp hơn PPC .

NT2 là đơn vị tham gia vào thị trưởng điện mạnh mẽ với hơn 20% sản lượng bán vào thị trường điện. Giá điện cạnh tranh do chi phí sản xuất thấp hơn giá huy động của EVN. PPC mặc dù có bán vào thị trường điện nhưng sản lượng không đáng kể và sức cạnh tranh cũng kém hơn do ở ngoài miền Bắc có nhiều thủy điện lớn, đặc biệt thủy điện đa mục tiêu có thể bán với giá 0 đồng/KWH. BTP thực tế không tham gia thị trường điện mà hoàn toàn phải bán theo giá EVN quy định trong hợp đồng.

 



Giá đầu vào của PPC thì duy trì ổn định nhưng giá khí đã giảm từ 50%-70% trong 1 năm qua.Chi phí sản xuất điện của điện khí càng cạnh tranh khi giá khí thấp tương đối so với giá than và giá trị trong quá khứ.

 



 Mới đây, tại đại hội cổ đông 2016, ông Hoàng Xuân Quốc, Tổng giám đốc của công ty NT2 ước kết quả dự kiến quý 1 đạt 312 tỷ đồng tăng 45% so với cùng kì. Ông Quốc cho rằng sản lượng năm 2015 của NT2 đạt 5,5 tỷ kWh là cao, năm 2016 công suất có thể tăng thêm 10%. Ông Quốc cho rằng sản lượng không tăng nhiều nhưng lợi nhuận có thể tăng thêm nhiều. (xem thêm Đại hội cổ đông NT2 )

Tỷ giá có thực sự đáng ngại?

Theo báo cáo của Công ty Chứng khoản Bản Việt, Bộ Công thương đang cố gắng để ghi lỗ tỷ giá vào giá điện. Điều này sẽ cho phép chuyển toàn bộ lỗ tỷ giá sang cho EVN.

Các công ty nhiệt điện thường vay ngoại tệ để đầu tư. Lãi suất vay của họ thường thấp hơn rất nhiều so với lãi tiền VNĐ mà các nhà máy thủy điện đang vay. Theo cơ chế của hợp đồng giá điện dài hạn, chi phí lãi vay được chuyển vào giá bán điện, vì vậy dù lãi thấp hay cao, doanh nghiệp cũng không phải lo ngại gì.

Tuy nhiên thua thiệt so với các nhà thủy điện, các nhà máy nhiệt điện chịu rủi ro từ lỗ tỷ giá. Lỗ tỷ giá cũng là rủi ro lớn nhất của nhà máy điện niêm yết như PPC , NT2 BTP .

Thông tư này nếu được thông qua, NT2 là công ty được hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách này. Lý do là mặc dù dư nợ của NT2 là cao nhất, công ty này trả nợ vay rất nhanh nên lỗ tỷ giá thực hiện hàng năm sẽ lớn hơn các công ty khác. Khi khoản trả nợ hàng năm lớn, tức là thời gian trả nợ ngoại tệ nhanh, lỗ tỷ giá thực hiện càng lớn và ảnh hưởng của thông tư càng tích cực.

 

NT2

PPC

BTP

Thời gian trả nợ còn lại

5 Năm

12 Năm

6 năm

Dư nợ vay quy đổi VNĐ

5,600 tỷ (EUR và USD)

4,300 tỷ (JPY)

580 tỷ( KRW)

Thanh toán gốc hằng năm ( 2015 )

1120 tỷ

353 tỷ

100 tỷ

Lỗ tỷ giá trên 5% chênh lệch tỷ giá

280 tỷ

215 tỷ

29 tỷ

Lỗ tỷ giá thực hiện trên 5% chênh lệch tỷ giá

56 tỷ

18 tỷ

5 tỷ

Lỗ thuần tỷ giá

224 tỷ

197 tỷ

24 tỷ


Tuy nhiên chính sách trên hiện vẫn đang được Bộ Công thương xem xét, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trong buổi họp báo cuối năm ngoái đã khẳng định diễn biến tỉ giá thời gian qua đã tác động đến sản xuất, kinh doanh của một số DN. Tuy nhiên, với kiến nghị nhằm bù đắp vào giá thành sản xuất điện thì Bộ Công Thương sẽ tổng hợp và gửi ý kiến trình Chính phủ xem xét.

 

Phương Mai

 


Tuyên bố trách nhiệm:  Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015