[Góc nhìn môi giới] Đầu tư theo giá trị

StockBiz- 06/11/2015

Việc lựa chọn cổ phiếu phải dựa trên ước lượng lợi nhuận trên vốn sau một khoản thời gian chủ yếu đến từ: tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp và định giá cổ phiếu chứ không phải những câu chuyện xung quanh nó.

Mọi người đều yêu thích những câu chuyện hay và “câu chuyện hay” gây ra sự thôi thúc hành động, ngay cả trong đầu tư cũng vậy. Tuy nhiên, vấn đề là những câu chuyện thường phá vỡ những hành vi đầu tư đúng đắn dựa trên việc xây dựng danh mục đầu tư tùy thuộc vào mục tiêu đầu tư hay lựa chọn cổ phiếu riêng lẻ phù hợp với tính cách của mỗi nhà đầu tư. Do vậy, việc lựa chọn cổ phiếu phải dựa trên ước lượng lợi nhuận trên vốn sau một khoản thời gian chủ yếu đến từ: tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp và định giá cổ phiếu chứ không phải những câu chuyện xung quanh nó.

VNM - Buy Value, Not Stories - Target price 134.000

Vinamilk ( VNM ) là một trong hai cổ phiếu thu hút dòng tiền mạnh nhất thời điểm này nhờ câu chuyện SCIC thoái vốn và những người mua đến từ nước ngoài. Thị trường tin rằng nhà đầu tư Singapore Fraser & Neave (F&N) là một trong 4 nhà đầu tư tiềm năng sẽ trả giá cao hơn thị giá hiện tại 40%, tương đương 4 tỷ USD để sở hữu 45,1% phần vốn của nhà nước đang giữ. F&N đã lên tiếng phủ nhận thương vụ đàm phán này thông qua kênh Bloomberg news portal. Điều này được hiểu như hành động của những nhà đầu tư chuyên nghiệp đang trong quá trình đàm phán và F&N là công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore (FNN:SP +1,89%) họ buộc phải tuân thủ quy định công bố thông tin khi thực hiện các thương vụ M&A ( tương tự như câu chuyện KDC _ Mondelez trước đây)

Điều này đặt ra câu hỏi vì sao F&N hoặc nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng trả giá cao hơn rất giá thị trường để dành quyền kiểm soát VNM . Dưới đây là những lý do nhìn theo góc độ định giá và tăng trưởng ngành và Thạch tin rằng, đây cũng là những lý do thuyết phục để SCIC xem xét giá bán phù hợp trong đàm phán:

- Nhà sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam với 50% thị phần qua các sản phẩm chính: (i) Sữa tươi (53% thị phần), (ii) sữa đặc (53% thị phần), (iii) Yogurt (84% thị phần) và (iv) sữa bột (25% thị phần). Doanh thu từ thị trường nội địa chiếm 84% trong tổng số dẫn đầu là sữa tươi (45%) và yogurt (20%). VNM có hệ thống phân phối 215.000 nhà bán lẻ và 266 nhà phân phối (35-40%) cao hơn nhà sản xuất sữa lớn thứ 2.

- Dự báo VNM sẽ tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận trong 2016 và 2017 nhờ nhu cầu gia tăng đến từ thị trường nội địa và xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng 13% mỗi năm.

- VNM đang giao dịch chiết khấu thấp hơn 40% theo định giá P/E so với những công ty cùng ngành trong khu vực châu Á, ngoại trừ Nhật bản. VNM đang giao dịch tại P/E 16,3 lần trong khi các công ty sữa trong khu vực giao dịch tại P/E 28,6 lần với nhiều đối thủ cạnh tranh hơn.

 


- Nhà đầu tư nước ngoài hiện tại đang nắm giữ 49% và các nhà phân tích tin rằng quá trình tăng sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài tại VNM sẽ thông qua ĐHCĐ trong quý 1.2016 dưới sự cho phép mở room của các ngành không trọng yếu của Chính phủ, sẽ là yếu tố tích cực hỗ trợ giá cổ phiếu.

 


Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ( 5-6/11)

Các nhà quan sát quốc tế đánh giá chuyến công du sang Việt Nam và Singapore lần này của ông Tập sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Asean- Trung Quốc phát triển lành mạnh và bền vững cho khu vực ( theo CCTV). Nội dung các buổi gặp gỡ “sẽ thảo ra đường hướng cho sự phát triển của quan hệ Việt – Trung trong kỷ nguyên mới, từ tầm nhìn chiến lược và dài hạn” ( theo Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam - Hồng Tiếu Dũng)

Dòng vốn FDI từ Trung Quốc và Hongkong chiếm vị trí số 2 chiếm 15% tổng vốn FDI vào Việt Nam và tập trung chủ yếu vào ngành dệt may. Trong khi nhóm đầu tư đứng đầu là Hàn Quốc chiếm 42% tập trung vào thiết bị điện tử Samsung/LG, tiếp đến là Singapore 11% tập trung vào bất động sản trong khi 6% vốn đến từ Đài Loan phân bổ vào hàng điện tử và dệt may.

 


Các nhà sản xuất công nghiệp đang dịch chuyển từ Trung Quốc và Thailand sang Việt Nam thay vì Philippines và Indonesia vì 3 lý do chính:

- Chi phí nhân công thấp: tại Việt Nam chỉ bằng ½ Thailand và khoàng ¼ so với Trung Quốc.

 


- Các hiệp định tự do thương mại: Việt Nam đã ký hiệp định tự do thương mại với Châu Âu trong tháng 8, đạt thỏa thuận sơ bộ TPP với 11 nước trong khi Trung Quốc và Thailand không có hiệp định nào với EU hay Mỹ và điều đó sẽ làm cho các doanh nghiệp Trung Quốc khó vào thị trường Mỹ và Châu Âu nên họ sẽ dịch chuyển sang Việt Nam.

- Chính sách Thuế: Thuế thu nhập Doanh nghiệp tại Việt Nam là 22% trong khi Philippines la 30% và Indonesia 25%.

Điều này cho thấy thị trường Việt Nam đang là điểm đến của dòng vốn đầu tư trực tiếp vào các ngành sản xuất và chuyến đi của ông Tập sẽ tập trung vào những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với Trung Quốc. Những ngành được hưởng lợi khi vốn FDI tăng cường vào Việt Nam trong thời gian tới là: Khu Công nghiệp ( KBC , ITA ,) và xây dựng cơ sở hạ tầng ( FCN , LCG )

Mùa báo cáo thu nhập

Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex ( PLC ):

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2015, PLC thu về 5.290 tỷ đồng doanh thu. Phân khúc nhựa đường vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất chiếm 55,5% doanh thu. Trong khi gia tăng kinh doanh mảng nhựa đường thì tỷ trọng dầu mỡ nhờn lại giảm nhẹ. Biên lãi gộp 9 tháng đầu năm đạt 18,6%.

Trong quý 3/2015, doanh thu của PLC đạt hơn 1.690 tỷ đồng, giảm 5,3% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp kỳ này đạt 19,4%, cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2014, nhờ đó đã giúp lợi nhuận gộp tăng 25,7%, đạt 328 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.089,92 tỷ đồng tăng 55,3% so với cung kỳ. Hiện tại công ty có trữ lượng tiền lớn. Tiền và tương đương tiền cuối quý III đạt 1.069 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm.

CTCP Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh ( BCI )- Lãi ròng quý 3 đột biến

Trong quý 3/2015, doanh thu thuần của BCI đạt gần 64 tỷ đồng, hơn gấp 2 so cùng kỳ năm trước chủ yếu nhờ doanh thu từ chuyển nhượng bán nền các khu dân cư, căn hộ chung cư.

BCI ghi nhận thêm một khoản lợi nhuận khác hơn 96 tỷ đồng, đây là số tiền nhận được từ chuyển khu đất tại Đại lộ Đông Tây giúp BCI đạt lãi ròng công ty mẹ hơn 161 tỷ đồng trong quý 3/2015, gấp 40 lần so với quý 3/2014.

Lũy kế 9 tháng, BCI đạt thu nhập trên mỗi cổ phiếu 2.325đ

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen ( HSG ) - Cổ đông lớn giảm sở hữu

Red River Holding cổ đông lớn của HSG đã bán 796.770 cổ phiếu HSG và giảm tỷ lệ sở hữu từ 11,75% (tương đương 11.846.469 cổ phiếu) xuống còn 10,96% (tương đương 11.049.399 cổ phiếu) từ ngày 26/10/2015.

Vào tháng 11/2015, HSG sẽ trả cổ tức 30% bằng cổ phiếu cho các cổ đông. Hiện ông Vũ (Chủ tịch HĐQT) và các công ty của vợ ông Vũ đang nắm khoảng 46,75% cổ phần HSG và sẽ được hưởng khoảng 14,1 triệu cổ phiếu mới trong lần phát hành này.

HSG đóng cửa tại 44.500đ/cp, giảm 2.000đ/cp. Hiện room còn lại là 6.639.100 cổ phiếu, tương đương 6,6% số lượng cổ phiếu lưu hành. Giá cổ phiếu giảm 3% so với đầu năm và cao hơn 42% so với đáy 52 tuần.

Công ty Cổ phần Gemadept ( GMD ):

GMD sẽ trả cổ tức tiền mặt đợt cuối 2014 là 2.000đ/cp. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 12/11/2015 và ngày thanh toán là 26/11/2015. Tổng số cổ phiếu lưu hành là 116.137.994 cổ phiếu, theo đó GMD sẽ chi khoảng 232 tỷ đồng để trả cổ tức.

GMD đóng cửa tại 42.000đ/cp vào ngày hôm nay. Room cổ phiếu này đã đầy. Giá đã tăng 45,3% so với đầu năm và hiện cao hơn 57,9% so với đáy 52 tuần.

 

Nguyễn Ngọc Thạch - Trưởng phòng Môi giới khách hàng cá nhân 6 CTCP CK Sài Gòn SSI

 


Tuyên bố trách nhiệm:  Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015