TTCK: Sau đàm phán TPP, NĐT lạc quan trong thận trọng

cafef- 16/10/2015

 Theo đánh giá của các chuyên gia chứng khoán, dệt may là một trong 6 nhóm ngành được hưởng lợi lớn nhất từ TPP, tiếp đến là thủy sản, đồ gỗ, da giày, nông sản nên giá trị cổ phiếu cũng tăng tương ứng.

Cụ thể, ngay sau khi TPP được ký kết, hàng loạt mã dệt may đều tăng giá mạnh như cổ phiếu TCM, TNG... Điểm tích cực này còn lan rộng sang cổ phiếu mới niêm yết là STK, qua đó, STK đã tăng 13,26% lên 35.000 đồng.

Tương tự, cổ phiếu của Thủy sản Hùng Vương tăng 14,4%, cổ phiếu của Thực phẩm Sao Ta tăng 7,56% cổ phiếu của Công ty Kỹ nghệ gỗ Trường Thành tăng 4,65%...

Không dừng lại ở những nhóm ngành ưu tiên, sức nóng từ TPP cũng lan truyền sang các nhóm ngành đã tích lũy trong thời gian qua như ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, bất động sản, xây dựng.

Với mục tiêu nắm giữ 3 – 6 tháng và để đón đầu kết quả kinh doanh 6 tháng cuối năm, cổ phiếu ngành bán lẻ ô tô và thiết bị điện tử, y tế và hàng tiêu dùng cũng đang được chú ý vì đây là các nhóm ngành kinh doanh rơi vào những tháng cao điểm mua sắm cuối năm.

Tuy nhiên, giới phân tích cũng không quên nhắc TPP đang tồn tại cả tích cực và tiêu cực, qua đó, không nên hưng phấn quá đà.

Đặc biệt, sau nhiều phiên cổ phiếu tăng điểm đã bắt đầu chững lại hoặc giảm như cổ phiếu của Công ty CP Bông cao cấp Mirae (mã KMR), Dệt may Thành Công (TCM), Thuỷ sản Hùng Vương (HVG)... có mức giảm trên 3%.

Lý do, một phần năng lực sản xuất của các doanh nghiệp (DN chưa đáp ứng nổi yêu cầu của TPP đặt ra nên chưa tận dụng được hết ưu thế mà hiện định này mang lại.

Chẳng hạn, năng lực sản xuất của TCM trong năm 2015 sẽ không có nhiều thay đổi đáng kể do các nhà máy cũ đã hoạt động hết công suất. Nhà máy May 1 Vĩnh Long sẽ mất khoảng 3 tháng chạy thử và chủ yếu sản xuất những đơn hàng gia công mà TCM thuê ngoài.

Bà Đặng Phương Dung - Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, nói rằng, tuy được đánh giá hưởng lợi từ TPP nhiều nhất, nhưng quy tắc xuất xứ phải sử dụng nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước trong TPP đang đặt các DN dệt may Việt Nam vào thế khó khi hiện nay chỉ một số ít các DN quy mô lớn, đồng nghĩa với cơ hội được ưu đãi thuế 0% ít đi.

Bên cạnh đó, Việt Nam hiện đang nhập khẩu nguyên phụ liệu từ xơ sợi, vải... chủ yếu từ Trung Quốc, vốn không phải thành viên TPP.

Trường hợp các DN thủy sản cũng vậy. Tại thị trường Mỹ, với mức thuế trung bình khoảng 0,97 USD/kg thủy sản, việc bù đắp các chi phí nhiên liệu, nhân công... vẫn là thách thức lớn với DN Việt Nam.

Còn ở lĩnh vực gỗ, dù Việt Nam là nước xuất khẩu đồ gỗ đứng thứ 6 trên thế giới và đứng đầu ASEAN nhưng thách thức lớn đối với các DN gỗ là nguồn nguyên liệu khi không ít đang phải nhập khẩu, trong khi đó yêu cầu để được ưu đãi về thuế là tỷ lệ nội địa hóa phải đáp ứng từ 55% tổng giá trị trở lên.

Đánh giá về tiềm năng của thị trường, ông Kevin Snowball - Giám đốc Điều hành Quỹ Đầu tư PXP, cho biết, phản ứng của các NĐT trong nước với các ngành có lợi thế của TPP chỉ là tức thời, riêng các NĐT ngoại, do nhận định các thị trường mới nổi còn nhiều khó khăn nên hầu hết còn thận trọng.

Theo LỮ Ý NHI

Doanh nhân Sài Gòn

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015