Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/12, thị trường chứng khoán rơi mạnh gần 13 điểm về 535,14 điểm. Trên HoSE có đến 208 mã giảm, trên HNX có 164 mã giảm trong khi số mã tăng trên 2 sàn lần lượt chỉ đạt 40 mã và 55 mã.
Thanh khoản 2 sàn cao hơn phiên hôm qua với gần 2.500 tỷ đồng trên HoSE và 816 tỷ đồng trên HNX.
Dòng tiền đã dành cho cổ phiếu bất động sản cơ hội khi mà top đầu giao dịch thuộc về rất nhiều mã bất động sản như FLC, ITA, OGC, HAG, KBC, HAR, CII...
Trên HNX, sự sụt giảm sâu 1.800 đồng của cổ phiếu PVS đã khiến sàn này mất 1,9%, về 82,64 điểm. Khá nhiều cổ phiếu ngành dầu khí cũng giảm sâu như PVC, PVX, PGS...
Một trong những điểm đáng chú ý khác là cổ phiếu VIC giao dịch thoả thuận 9,43 triệu cổ phiếu tương đương giá trị 448 tỷ đồng ở mức giá 48.000 đồng/cổ phiếu-thấp hơn giá tham chiếu 100 đồng.
.....................
Chỉ số tiếp tục rơi mạnh trong phiên giao dịch buổi chiều khi GAS mất đến 4.000 đồng. Kịch bản thị trường giảm sâu rồi hồi phục đã từng diễn ra thời gian gần đây.
Đến 13h28', GAS giảm sàn.
Tâm lý mỏi mệt, nhà đầu tư hiện khá mệt mỏi. Họ chờ đợi điều kỳ diệu bằng cách bấu víu vào những thông tin lạc quan nhỏ nhoi. Những con mắt vẫn dán vào bảng điện tử. Thanh khoản thị trường vẫn không giảm sút quá mạnh chứng tỏ không ít nhà đầu tư "test" đáy thị trường.
Khối ngoại dốc tiền mua khá nhiều cổ phiếu. Những mã hút dòng tiền ngoại hôm nay phải kể đến như IJC, BMI, PVT, PVD, VCB...
...............
Tháng 12 liệu có kết thúc trong nỗi buồn của dân "buôn chứng" khi mà thị trường liên tục tạo đáy mới. Đầy lần nhà đầu tư kỳ vọng và cũng không ít lần thất vọng. Vốn hoá thị trường đã mất đi mấy chục nghìn tỷ từ đợt khủng hoảng thông tin về giá dầu.
Phải nhấn mạnh là không phải giá dầu thế giới giảm ảnh hưởng tiêu cực đến mọi ngành kinh tế. Nhiều doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu đầu vào là dầu chắc chắn sẽ được hưởng lợi đáng kể do chi phí đầu vào cho sản xuất giảm nhanh còn đầu ra chưa kịp điều chỉnh thích ứng. Người tiêu dùng cũng được hưởng lợi. Trạng thái bi quan của nhà đầu tư có lẽ là đang hơi thái quá khi mà hàng loạt cổ phiếu của các doanh nghiệp không liên quan đến giá dầu cũng giảm sâu.
Nổi bật trong sắc đỏ của thị trường là màu tím hiếm hoi của một số cổ phiếu đơn lẻ dù rằng thanh khoản thấp. VCF, PTC tăng trần với thanh khoản thấp; KSS khớp lệnh gần 3 triệu cổ phiếu với dư mua trần hơn 420 nghìn đơn vị. Cổ phiếu khoáng sản hôm qua ồ ạt tăng điểm nhưng hôm nay chỉ còn KSS đơn phương độc mã đi ngược thị trường.
..........................
Chứng khoán khởi đầu một ngày mới với hàng loạt tin không mới nhưng vẫn nóng. Bộ trưởng năng lượng UAE Suhail Al-Mazrouei ngày hôm qua cho biết Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) sẽ không cắt giảm sản lượng ngay cả khi giá giảm xuống 40 USD/thùng. Kể từ cuộc họp ngày 27/11 của OPEC tới nay, giá dầu đã giảm 20% sau khi nhóm này quyết định duy trì sản lượng 30 triệu thùng/ngày. Chốt phiên giao dịch 15/12, giá dầu WTI giao tháng 1 trên sàn Nymex hạ 1,9 USD tương đương 3,3% còn 55,91 USD/thùng – thấp nhất kể từ tháng 5/2009. So với cuối 2013 giá dầu WTI hiện giảm 43%. Giá dầu tiếp tục rơi về sát 55 USD/thùng
Cùng với thông tin giá dầu, GAS mất 2.500 đồng và rơi tuột khỏi mốc hỗ trợ theo nhận định của nhiều đơn vị phân tích, về 66.500 đồng/cổ phiếu. Đáy nào cho GAS thực sự khó dự đoán khi mà giá dầu thế giới đang biến động khó lường. VnIndex cũng bị kéo tuột theo GAS. Chỉ số này mất 6,46 điểm về 541,47 điểm.
PVD cũng giảm 2.000 đồng.
Cùng với mặt bằng giá mới của cổ phiếu ngành dầu khí, các cổ phiếu trên thị trường cũng đua nhau điều chỉnh. Đến 9h40, HoSE có đến 130 mã giảm trong khi chỉ 41 mã tăng.
Trên HNX, hàng loạt cổ phiếu giảm sàn. Có lẽ, ngoài thông tin giá dầu thì thông tin EVN muốn…tăng giá điện bởi lạm phát thấp nhất 10 năm. Những cổ phiếu đang giảm sàn như SGC, ITQ, VDL, VXB, CT6, VTS, SIC, VC6, PPE, SPI…Đây hầu hết là các cổ phiếu vừa và nhỏ, nằm ngoài biến động của giá dầu. Lạm phát thấp nhất 10 năm, và EVN tính... tăng giá điện
Phương Chi
Theo Infonet