Động lực và triển vọng cổ phiếu ngành dược

StockBiz- 18/11/2016

Yếu tố then chốt để làm nên thương hiệu, uy tín của một DN ngành dược đó chính là những đánh giá phản hồi tích cực về chất lượng sản phẩm và hiệu quả điều trị.

“Nhu cầu về thuốc rất thiết yếu đối với tất cả người dân, chính vì vậy tiềm năng tăng trưởng của ngành dược là rất lớn”, ông Đặng Trần Hải Đăng - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, CTCK VietinBank nhìn nhận. Theo dự báo của BMI ngành dược sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng với hai con số trong giai đoạn 5 năm tới khoảng 11,8%. Những triển vọng tích cực này cũng đã được phản ánh vào diễn biến cổ phiếu ngành trong giai đoạn vừa qua khi nhóm cổ phiếu này luôn thuộc top những ngành đạt mức tăng tốt nhất.

Thống kê của FiinPro về những mốc tăng trưởng ấn tượng của ngành dược so với VN-Index cũng như những ngành nghề khác cho thấy, tính chung 12 tháng trở lại đây, ngành dược đạt mức tăng xấp xỉ 70%, riêng trong 3 tháng gần đây vẫn duy trì mức tăng tốt là khoảng 10%.

Có 3 động lực chính giúp cổ phiếu ngành dược đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định. Đầu tiên là hoạt động kinh doanh cốt lõi phát triển bền vững. Tổng hợp về kết quả kinh doanh của các DN niêm yết (DNNY) trong ngành 9 tháng đầu năm 2016 cùng với biến động giá cổ phiếu cùng giai đoạn cho thấy, có tới 93,75% DN ghi nhận tăng trưởng doanh thu, 75% ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận sau thuế (LNST) và 100% các DNNY ghi nhận tăng trưởng về giá cổ phiếu.

Một yếu tố khác cũng có tác động khá lớn lên diễn biến giá của cổ phiếu ngành dược đó là kỳ vọng nhà đầu tư vào những điểm mới của Luật Dược sửa đổi đã được thông qua (dự kiến sẽ có hiệu lực chính thức vào đầu năm 2017).

Điển hình là những quy định liên quan đến hoạt động đấu thầu ưu tiên nguồn nguyên dược liệu và sản phẩm trong nước nếu đáp ứng được các yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp; thứ nữa là cho phép nộp hồ sơ đăng ký thuốc generic sớm trước khi biệt dược gốc hết hạn quyền sở hữu công nghiệp và ưu tiên hỗ trợ phát triển nuôi trồng dược liệu. Những điểm mới này được kỳ vọng là sẽ đem lại cơ hội mới cho DN ngành dược, qua đó hỗ trợ tăng trưởng giá của cổ phiếu ngành.

Ông Đăng cho rằng một cổ phiếu dược hấp dẫn được xác định bởi 3 tiêu chí. Trong đó, yếu tố then chốt để làm nên thương hiệu, uy tín của một DN ngành dược đó chính là những đánh giá phản hồi tích cực về chất lượng sản phẩm và hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, một hệ thống phân phối rộng lớn với dịch vụ được đánh giá cao cũng góp phần quan trọng làm nên thương hiệu của DN. Ngoài ra kinh nghiệm lâu năm trên thị trường cũng phản ánh phần nào uy tín của DN.

Song các chuyên gia phân tích cũng cho rằng, quan trọng nhất đó chính là tiềm năng tăng trưởng của DN. Một DN dược được đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng được thể hiện qua sự đầu tư của DN đó vào hoạt động R&D; kế hoạch đầu tư mở rộng nâng cao công suất, xây dựng phát triển vùng nguyên dược liệu và cuối cùng là kế hoạch hợp tác kinh doanh với các DN nước ngòai có ưu thế về công nghệ, vốn và kinh nghiệm để có thể học hỏi và chuyển giao công nghệ.

Phân tích sâu hơn về chất lượng hoạt động của các DNNY, ông Đăng cho biết nếu xét riêng về đòn bẩy tài chính, nhìn chung so với một số ngành tiêu dùng khác, ngành dược phẩm vẫn có tỷ lệ Nợ vay/Vốn chủ sở hữu thấp ở mức 0,39; so với ngành thực phẩm và đồ uống 0,44, nuôi trồng nông-hải sản 0,94 hay dệt may ở mức cao 1,05 (nguồn FiinPro ngày 11/10). Trong đó nợ vay ngắn hạn thường chiếm tỷ lệ lớn chủ yếu phục vụ nhu cầu vốn lưu động. Ở các công ty lớn như DHG, OPC hay TRA, hệ số nợ thấp hơn so với trung bình ngành. Điều này theo ông Đăng là hợp lý khi công ty lớn sinh lời tốt, thường vay được lãi suất thấp, hoặc sử dụng lợi nhuận giữ lại.

Về sản phẩm, thị trường, thị phần, kế hoạch đầu tư tiêu chuẩn nhà máy… của một số DN sản xuất dược điển hình, ông Đăng cho biết trên thực tế thị phần đông dược đang chiếm thị phần rất nhỏ, chỉ xấp xỉ 1-1,5%, số lượng DN đông dược là không đáng kể do đó mức độ tập trung ngành là cao. Đây cũng là mảng sản phẩm được dự báo là có tiềm năng tăng trưởng lớn, tỷ lệ sử dụng đông dược được Bộ Y tế dự báo sẽ tăng lên 30% trong vòng 5 năm tới với lợi thế về nguồn nguyên dược liệu khoảng 4.000 loài thảo dược.

 

Dương Công Chiến

 


Tuyên bố trách nhiệm:  Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015