Nới room - cổ phiếu dược sẽ hưởng lợi?

StockBiz- 18/11/2016

Kỳ vọng nới room cho nhà đầu tư nước ngoài được kỳ vọng là chất xúc tác mạnh lên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó có nhóm cổ phiếu ngành dược.

Theo ông Đặng Trần Hải Đăng, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Công ty Chứng khoán Công thương (Vietinbank Sc), những doanh nghiệp lớn ngành dược niêm yết hiện nay đang kín room như: DHG (CTCP Dược Hậu Giang), TRA , DMC (CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco), và IMP (CTCP Dược phẩm Imexpharm) nhưng vẫn rất hấp dẫn dòng vốn ngoại.


Hiện DMC có cổ đông chiến lược là các công ty dược phẩm quốc tế lớn như Abbott (51,7% và DMC đã nới trần sở hữu nước ngoài lên 100%) hay DHG có Taisho Pharmaceutical (47,6%) đã có những mức tăng trưởng hàng đầu trong năm 2016. Bên cạnh đó, DHG IMP đều có tỷ lệ sở hữu nước ngoài cũng tới 49%.

 

Tại sao nhà đầu tư nước ngoài muốn đổ vốn vào những cổ phiếu ngành dược? Theo số liệu nghiên cứu của Vietinbank Sc, ngành dược có tiềm năng tăng trưởng lớn khi tỷ lệ tăng trưởng hằng năm kép (CAGR) giai đoạn 2016-2020 ước 11,8% (tăng so với giai đoạn 2012 – 2015 CAGR là 14,1%). Thế giới đang có nguy cơ bùng nổ dân số, thu nhập của người dân tăng so với trước nên vấn đề sức khỏe được quan tâm hơn, trong khi đó mức chi tiêu trung bình cho dược phẩm còn thấp và mức này sẽ tăng cao trong thời gian tới.


Theo ông Hải Đăng, kinh nghiệm đầu tư vào cổ phiếu ngành dược là chọn những doanh nghiệp có tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cao và ổn định. Biên lợi nhuận, ROA và ROE được cải thiện qua các năm, sử dụng nợ vay ở mức hợp lý.


Điều quan trọng nữa là doanh nghiệp dược có chiến lược đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, chuyên dụng, nâng cấp nhà máy lên tiêu chuẩn quốc tế như PÍC-GMP, EU-GMP (R&D: nghiên cứu và phát triển).
Ngoài ra, cần chú ý những doanh nghiệp dược có thương hiệu trên thị trường và được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm và hiệu quả điều trị (là yếu tố then chốt), có hệ thống phân phối rộng.


Doanh thu thuần năm 2016 của ngành dược ước đạt 4,61 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015 và còn tiếp tục gia tăng trong những năm tới.


Hiện doanh nghiệp có thị phần dược phẩm lớn nhất là VMD (CTCP Y Dược phẩm Vimedimex) chiếm 13%, tiếp đến là DHG chiếm 4%, DDN (CTCP Dược – Thiết bị y tế Đà Nẵng) chiếm 2%, chiếm thị phần 1% gồm: DMC , IMP , DHT (CTCP Dược phẩm Hà Tây) và TRA (CTCP Traphaco).

 


Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu ngành dược đứng đầu trong bảng xếp hạng tăng giá mạnh nhất với mức tăng 69% trong 01 năm qua, tăng 10% trong 03 tháng gần đây và được liệt vào nhóm cổ phiếu phòng thủ.

 


Bên cạnh kỳ vọng về nới room khiến cho cổ phiếu ngành dược hấp dẫn thì việc sửa đổi Luật Dược có hiệu lực từ tháng 01/01/2017 sẽ giúp ngành dược trong nước có được những lợi thế như: ưu tiên hỗ trợ phát triển nguồn nguyên liệu dược trong nước; Cho phép nộp hồ sơ đăng ký thuốc generic sớm trước khi biệt dược gốc hết hạn quyền sở hữu công nghiệp; Đấu thầu (đầu vào - đầu ra) ETC (hệ thống phân phối ETC chủ yếu là các bệnh viện, trung tâm y tế bán thuốc kê toa) ưu tiên dược liệu nuôi trồng trong nước và dược phẩm bán trong nước.

 

HOÀNG ANH

 


Tuyên bố trách nhiệm:  Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015