Mã liên quan
Giá
Thay đổi
BDB 10.80
BSC 15.50
BTT 34.90
CNG 19.25
CTF 22.00
DST 1.20
FRT 12.70
HAX 10.60
HHS 3.25
HTL 13.80
PNC 11.00
PNJ 51.90
PSC 14.70
SVC 45.00
TLG 26.50

BSC: Qúy IV, cảng biển và CNTT là 2 lựa chọn hàng đầu

StockBiz- 16/10/2015

Trong báo cáo triển vọng ngành quý IV/2015, Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV ( BSC ) nhận định khả quan với các ngành Ngân hàng, Bảo hiểm, Bất động sản, Xây dựng, VLXD (xi măng, gạch), CNTT – Viễn thông, dệt may, điện và Cảng biển.

 Năm 2015 đã trở thành năm có nhiều biến động. Rủi ro Trung Quốc đã diễn ra và tác động mạnh đến triển vọng toàn cầu. Tính từ đầu năm đến hết quý III, tính trung bình TTCK các Quốc gia Phát triển đã giảm tới 6,2%, TTCK các quốc gia mới nổi giảm 17,2%, chưa tính đến giá hàng hóa lao dốc và thị trường tiền tệ chao đảo.

Trong bối cảnh đó chỉ số chính VN- Index vẫn tăng 3,1% (VND) và giảm 2% (USD), do vậy nhà đầu tư ở Việt Nam vẫn đang ở một vị thế tốt hơn so với Nhà đầu tư trên các TTCK Mới nổi vào lúc này.

Ngoài ra, tác động của chính sách TTCK lớn nhất và được trông đợi nhất là nghị định 60 nới room cũng không mạnh mẽ như kỳ vọng ban đầu, nhóm cổ phiếu nới room không có tăng trưởng đột biến ngoại trừ một số trường hợp như CTD , BMP ,…

Tuy nhiên khi xét đến diễn biến trong 9 tháng qua, BSC nhận thấy dù TTCK chung vẫn tăng điểm, nhưng mức độ phân hóa ngành tăng cao nhất từ trước đến nay. BSC đưa ra nhận định thị trường dựa trên các điểm là 5 chủ đề đầu tư, so sánh các chỉ tiêu định giá của Việt Nam so với khu vực và tính chu kỳ và kỳ vọng một số chính sách.

5 chủ đề đầu tư

Cụ thể, đối với quan điểm đầu tư ngành quý IV/2015, BSC tiếp tục theo đuổi việc đánh giá các yếu tố Vĩ mô, thị trường và ngành được theo dõi từ đầu năm. BSC tiếp tục đánh giá cao ảnh hưởng của 4/5 chủ đề đầu tư sau đây đối với việc lựa chọn ngành và cổ phiếu quý IV/2015.

“Thứ nhất, Sự phục hồi của Kinh tế Vĩ mô trở nên rõ ràng hơn”. Tiếp tục diễn biến tốt và tác động mạnh đến những ngành nhạy với chu kỳ kinh tế như ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản.

“Thứ hai, Bất động sản ấm trở lại, thanh khoản tăng vọt.” Đà phục hồi đang tiếp diễn của ngành bất động sản đã kéo theo sự tăng trưởng của nhóm Xây dựng và Vật liệu xây dựng.

“Thứ ba, giá năng lượng giảm và giá điện tăng”. Giá dầu vẫn đang ở vùng thấp, cùng với giá nguyên vật liệu nói chung đã hỗ trợ KQKD của các doanh nghiệp nhựa, vận tải, phân bón và gián tiếp đến các doanh nghiệp tiêu dùng.

“Thứ tư, ECB và JCB nới lỏng tiền tệ EUR và JPY cùng giảm giá”. Chủ đề này đã diễn biến xấu đi như lo ngại của BSC trong báo cáo trước. Do vậy nhà đầu tư nên quan sát kỹ diễn biến của tỷ giá trước khi đầu tư vào các ngành có dư nợ ngoại tệ lớn như xi măng, điện.

“Thứ năm, Các hiệp định thương mại tự do (FTA)”. Như kỳ vọng đây là thông tin tích cực lớn nhất trong quý III với FTA với EU, Hàn Quốc và TPP. Những ngành có kim ngach xuất khẩu lớn sẽ nhận ảnh hưởng tích cực từ các FTA: dệt may, thủy sản, da giầy, thương mại ô tô,.. trong khi áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng tại các ngành như: thép, phân bón, mía đường,... Nhóm ngành được đánh sẽ hưởng lợi gián tiếp là: vận tải biển, cảng biển, khu công nghiệp, logistic. Chúng tôi xin lưu ý tác động của TPP cũng như đa số các FTA là hai chiều, và có mức độ khác nhau với từng nhóm ngành.

Nhiều nhóm ngành của Việt Nam đang rất hấp dẫn so với khu vực

BSC xét chỉ tiêu P/E của TTCK Đông Nam Á theo một số nhóm ngành chính, và nhận ra không chỉ Vnindex mà đa số các ngành đều đang được chiết khấu khá xa so với khu vực. Tiêu biểu như nhóm CNTT, Viễn thông, Dịch vụ tiện ích (điện, nước), xây dựng,...

Trong đó, BSC vẫn duy trì quan điểm lạc quan nhất với CNTT, Vật liệu xây dựng, Cảng biển. CNTT và Viễn thông ( BSC đã nhấn mạnh trong báo cáo triển vọng Ngành quý III) có PE lớn nhất tại TT Trung Quốc đồng thời được giao dịch với mức PE trung vị trong khu vực lần lượt là 15,21 và 21,14, mức khá cao so với PE của ngành này tại thị trường Việt Nam.

Chu kỳ kinh doanh và kỳ vọng các hiệp định thương mại

KQKD sẽ ghi nhận tích cực trong quý IV do vào mùa hoạt động chính của năm. Quý IV thường tạo tâm lý lạc quan cho NĐT khi là thời điểm ghi nhận KQKD chủ yếu trong năm của đa số các ngành, và thể hiện rõ nét với ngành BĐS, Xây dựng, VLXD (Xi măng, gạch), CNTT – Viễn thông và Cảng biển.

“Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia mở nhất về hiệp định thương mại”. Ngoài ra, BSC cho rằng các Hiệp định đã ký kết chính thức như FTA Việt Nam – Hàn Quốc, FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu, triển vọng lạc quan từ FTA Việt Nam – EU và TPP sẽ dần phát huy tác động, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế Việt Nam trong các năm tới.

Cân nhắc các yếu tố Vĩ mô, thị trường, các rủi ro bên ngoài và nội tại kinh tế Việt Nam theo chu kỳ, BSC nhận định triển vọng ngành quý IV/2015 như sau:

Về nhóm ngành khả quan, BSC nhận định khả quan với các ngành Ngân hàng, Bảo hiểm, Bất động sản, Xây dựng, VLXD (xi măng, gạch), CNTT – Viễn thông, dệt may, điện và Cảng biển. Trong đó xét theo nhóm vốn hóa lớn, Bất động sản được kỳ vọng sẽ tăng vai trò với TTCK đặc biệt từ năm 2016 như nhóm Ngân hàng trước đây. Xét theo sự hấp dẫn về các yếu tố cơ bản, ngành cảng biển và CNTT vẫn là lựa chọn số một của BSC .

Về nhóm ngành trung lập, BSC đánh giá những ngành sau vẫn đang đan xen tốt xấu và do vậy cơ hội đầu tư nếu có là rất chọn lọc trong nhóm cổ phiếu có cơ bản tốt, gồm có: Săm lốp, nhựa, thép, thủy sản, dầu khí, đường và phân bón. BSC cũng nhận thấy Nhựa (phân khúc nhựa xây dựng), mía đường và Phân bón đã khởi sắc hơn. Bên cạnh đó nhóm săm lốp đang cho thấy thách thức vẫn còn lớn và BSC hạ triển vọng từ Khả quan xuống Trung lập.

Nhóm ngành kém khả quan, BSC khá lo ngại về việc các hiệp định FTA với các đối tác phát triển sẽ đặc biệt có tác động đến thị trường dược Việt Nam, và hạ tỷ trọng của ngành dược phẩm từ trung lập xuống kém khả quan. Bên cạnh đó Vận tải biển và cao su tự nhiên vẫn tiếp tục kém khả quan.

 

 

Bình An

 


Tuyên bố trách nhiệm:  Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015