SCIC chỉ còn nắm giữ 197 DN, FPT "lọt" danh sách bán vốn

StockBiz- 02/06/2016

Tích cực thoái vốn, doanh thu đầu tư và kinh doanh vốn năm 2015 của SCIC tăng gấp rưỡi so với năm trước. Số lượng do SCIC nắm giữ vốn đến cuối năm 2015 đã giảm về còn 197 doanh nghiệp. Trong năm 2016, SCIC lên danh sách bán vốn với 120 DN dự kiến thoái.

 Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước đã có một năm hoạt động tích cực với doanh thu và lợi nhuận năm 2015 tăng vọt so với năm trước. Nhờ đẩy mạnh hoạt động bán ra các khoản đầu tư, doanh thu của SCIC đạt 10.532 tỷ đồng, gấp rưỡi so với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh vốn đạt 82,29%.

Tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản của SCIC đạt 73.263 tỷ đồng. Đây là giá trị tổng tài sản được hạch toán giá trị sổ sách của các khoản đầu tư. Thực tế, danh mục đầu tư của SCIC có nhiều khoản đầu tư tăng trưởng ấn tượng và thu về khoản cổ tức đều đặn hàng năm.

Sau một năm đẩy mạnh hoạt động thoái vốn, danh mục đầu tư hiện nay của SCIC còn lại 197 doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp này được SCIC tiếp nhận năm 2007. Trong ba năm trở lại đây, SCIC quay trở lại tiếp nhận nhiều doanh nghiệp hơn nhưng vẫn còn khá khiêm tốn. Một số doanh nghiệp mới được SCIC tiếp nhận gần đây phải kể tới như Tổng công ty Cơ điện Xây dựng - CTCP (năm 2014), Tổng công ty tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam (năm 2015), CTCP Tổng công ty Đường sông miền Nam (năm 2014),...

Tổng giá trị các khoản đầu tư của SCIC theo mệnh giá tính đến 31/12/2015 là xấp xỉ 19.740 tỷ đồng, tương đương 882,6 triệu USD.

 Trong năm 2016 này, số lượng doanh nghiệp mà SCIC dự kiến bán vốn là 120 công ty. Năm 2015, SCIC dự kiến sẽ bán vốn tại 225 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa thể thực hiện thoái vốn theo kế hoạch. Một số trường hợp SCIC dự kiến thóa vốn nhưng chưa thành công như Tổng công ty Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam - Vinaconex (SCIC đang nắm giữ 255,2 triệu cổ phiếu - 58% vốn), CTCP Vĩnh Sơn Sông Hinh (SCIC đang nắm 49,5 triệu cổ phiếu - 24% vốn), Gemadept (SCIC nắm giữ 10,07 triệu cổ phiếu - 8% vốn),...

Đáng chú ý, Công ty Cổ phần FPT và CTCP XNK Sa Giang cũng nằm trong danh sách bán vốn năm 2016. SCIC hiện đang nắm giữ 6% vốn tại FPT , tương đương sở hữu 23,9 triệu cổ phiếu của doanh nghiệp này. Theo thị giá hiện nay của FPT (40.800 đồng/cp), số tiền mà SCIC dự kiến thu về lên tới hơn 975 tỷ đồng.

Đây là 2 trong 10 doanh nghiệp lớn là Chính phủ muốn SCIC thoái vốn hồi tháng 10/2015 bên cạnh các doanh nghiệp "khủng" khác như Vinamilk, FPT Telecom, Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong,... Lộ trình thoái vốn khỏi các doanh nghiệp sẽ do SCIC quyết định.

 

Thanh Thủy

 


Tuyên bố trách nhiệm:  Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015