Liệu TCCK Việt Nam có thể nâng hạng thành thị trường mới nổi của MSCI?

StockBiz- 03/10/2014

TTCK Việt Nam đang cố gắng hết sức để có thể được nâng hạng thành thị trường mới nổi (Emerging Market) của chỉ số MSCI, trang Bloomberg đưa tin. Các nhà quản lý đang làm việc để hoàn thành kế hoạch sáp nhập 2 sàn giao dịch chứng khoán TPHCM và Hà Nội.

 Trả lời trong một cuộc phỏng vấn, ông Nguyễn Sơn - Vụ trưởng vụ phát triển thị trường cho biết Uỷ ban chứng khoán nhà nước đã thành lập một nhóm để nghiên cứu những giải pháp nhằm mục đích nâng hạng thị trường cận biên (Frontier Market) của Việt Nam lên thành thị trường mới nổi (Emerging-Market) của chỉ số MSCI.


Đây là một trong những biện pháp nhằm thu hút nhiều hơn nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam.

 Việt Nam cũng đã lên kế hoạch hợp nhất 2 sàn giao dịch chứng khoán, nới rộng tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài và bán cổ phần nhà nước để thúc đẩy thị trường trị giá 59 tỷ USD của mình.


Các chỉ số DSM của Qatar và ADSMI của các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã tăng ít nhất 38% trong 12 tháng sau khi MSCI cho biết trong tháng 6/ 2013, 2 thị trường này sẽ được nâng hạng thành thị trường mới nổi.


"Đó là cơ hội lớn nếu chúng ta thăng hạng," Michael Kokalari, nhà phân tích của công ty chứng khoán quốc tế CIMB tại TP.HCM trả lời qua điện thoại hôm 29/9 vừa qua.


MSCI hiện nay chưa xem xét lại việc xếp hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, Chin-Ping Chia-giám đốc quản lý của chỉ số này nói tại Hongkong. Để được xếp hạng 'thị trường mới nổi' đòi hỏi độ mở 'đáng kể' đối với quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài và sự lưu chuyển dễ dàng của các dòng vốn, cũng như đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về tính thanh khoản và vốn hóa thị trường, theo thông tin trên website của MSCI.

 Những giới hạn quyền sở hữu


Thị trường mới nổi trên chỉ số của MSCI có vốn hóa trung bình vào khoảng 564 tỷ USD, trong khi thị trường cận biên chỉ yêu cầu mức độ vốn hóa là 30 tỷ USD.


MSCI có thể sẽ không nâng hạng cho thị trường Việt Nam trừ khi nhà nước xem xét lại các giới hạn đối với chủ sở hữu nước ngoài, Thomas Hugger, giám đốc điều hành Asia Frontier Capita tại HonKong trả lời qua email. Tại một số công ty lớn nhất của Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu tối đa 49% vốn cổ phần, điều này gây khó khăn cho những nhà đầu tư quốc tế trong việc nắm giữ những cổ phiếu mà họ mong muốn.


Bộ trưởng bộ Tài chính đã trình lên thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bản kế hoạch về việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài tại một số ngành công nghiệp lên 60%. Tuy nhiên, theo ông Sơn, Chính phủ vẫn đang trong quá trình xem xét về đề nghị này.


Qúa trình 5 năm


"Các nhà đầu tư nước ngoài cần sự gia nhập đáng kể đối với thị trường nội địa", Hugger viết.


Đối với trường hợp của Qatar hay U.A.E, những thị trường mới nhất được nâng cấp lên thị trường mới nổi của MSCI, quá trình 5 năm đã được đền đáp. Chỉ số ADX General Index của Abu Dhabi đã tăng 43% kể từ khi việc nâng hạng được công bố, tăng giá trị của thị trường chứng khoán này lên 33,5 tỷ USD, theo số liệu của Bloomberg.


DFM General Index của Dubai đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước đó, trong khi chỉ số QE Index của Qatar đã tăng khoảng 47%.


Cổ phiếu Qatar đã thu hút được một lượng vốn nước ngoài lên đến 2,3 tỷ USD trong năm nay, trong khi Dubai đã thu hút khoảng 1,35 tỷ USD kể từ ngày 21/5-một tuần trước khi việc thăng hạng có hiệu lực.


Ở Việt Nam, dòng vốn nước ngoài đang "dưới mức tiềm năng", ông Trần Văn Dũng, chủ tịch và giám đốc điều hành tại Sở GDCK Hà Nội, cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 23/9.


Sáp nhập 2 sàn giao dịch


Trong khi các nhà đầu tư quốc tế đã mua ròng cổ phiếu Việt Nam trong gần chín năm liên tiếp, dòng vốn ròng chảy vào tính tới ngày hôm qua chỉ là 227,5 triệu USD. Tại 2 thị trường mới nổi là Indonesia và Philippines, con số này lần lượt là 4,2 tỷ USD và 1,3 tỷ USD.


Các nhà quản lý đang làm việc để hoàn thành kế hoạch sáp nhập 2 sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, theo ông Sơn.


Theo số liệu của Bloomberg, giá trị trung bình hàng ngày của cổ phiếu được chuyển nhượng trên sàn Hồ Chí Minh năm nay vào khoảng 2,1 tỷ đồng (99 triệu USD), so với 521 triệu USD tại Indonesia và khoảng 837 triệu USD tại Singapore.


Trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng sau khi phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), sẽ cần mất một thời gian để các cổ phiếu này giao dịch trên sàn chứng khoán thì tháng trước, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành một quyết định nhằm thúc đẩy việc niêm yết các cổ phiếu diễn ra nhanh hơn.


"Chìa khóa để thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn là một cuộc cải cách thực sự của ngành ngân hàng, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và nới rộng mức độ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài.", James Bannan, người điều hành quỹ Frontier Markets Fund trị giá 140 triệu USD tại Coeli Asset Management ở Malmoe, Thụy Điển nói.

 


Diệu Tuyết

 


Tuyên bố trách nhiệm:  Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015