Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, với sự ủng hộ của cơ quan quản lý và "chạy hết tốc lực" trong chuẩn bị thì thị trường chứng khoán phái sinh (TTCK phái sinh) chỉ có thể vận hành được vào thời điểm cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017 (trước đó, chủ trương là TTCK phái sinh sẽ ra đời vào quý IV-2016).
Nguyên nhân là trong quá trình chuẩn bị, các công việc liên quan đến hệ thống, công nghệ chưa thể thực hiện nhanh.
Liên quan đến việc tại sao không cho ra đời sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số ngành thay vì chỉ trên chỉ số chứng khoán và trái phiếu Chính phủ, ông Dũng, cho biết, HNX đã tính đến việc xây dựng tài sản cơ sở là chỉ số ngành trên HNX và HOSE. Song việc này nhưng chưa tính toán cụ thể.
Bởi lẽ, điều đó phụ thuộc vào lộ trình hợp nhất 2 Sở GDCK. Mặt khác chỉ số ngành như: tài chính - ngân hàng, xây dựng, bất động sản trên HNX hiện nay cũng chưa thực sự mang được tính đại diện để tổ chức phái sinh trên chỉ số đó.
Xung quanh ý kiến CTCK cho rằng, việc chỉ đưa ra sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số chứng khoán và trái phiếu Chính phủ là "tẻ nhạt", ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý Kinh doanh chứng khoán (UBCKNN), với các thị trường khác, việc có nhiều sản phẩm là tốt nhưng với TTCK phái sinh việc có 2 sản phẩm phái sinh cơ bản ban đầu không thể là "tẻ nhạt" vì điều đó phụ thuộc cung - cầu thị trường.
Việc có 2 sản phẩm ban đầu cũng sẽ giúp thị trường sôi động hơn là cho ra đời cả các loại sản phẩm khi CTCK, nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm. Ngoài ra, việc đưa ra 2 sản phẩm ban đầu là bước đi tốt nhất để giúp phòng ngừa rủi ro thị trường.