Thông tin này, được đại diện Bộ Tài chính chia sẻ tại buổi họp báo về thị trường trái phiếu Việt Nam 8 tháng đầu năm 2015.
Cụ thể, trên thị trường trái phiếu Chính phủ bên cạnh sản phẩm truyền thống là trái phiếu thanh toán lãi định kỳ, Bộ Tài chính đang nghiên cứu và triển khai sản phẩm mới trên thị trường là trái phiếu không trả lãi định kỳ (Zero – coup bond) và trái phiếu lãi suất thả nổi để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư trên thị trường.
“Riêng đối với sản phẩm Zero – coup bond đề án này đã được soạn thảo và gửi xin ý kiến của các thành viên thị trường và đã trình Bộ Tài chính xem xét. Nếu Bộ Tài chính đồng ý với các nội dung nêu trong đề án này thì chúng tôi sẽ triển khai các công việc tiếp theo. Dự kiến thì tháng 12 tới đây sản phẩm này sẽ được ban hành” – Bà Trần Thị Huệ, Vụ trưởng trưởng vụ Kho Bạc (Bộ Tài chính) chia sẻ.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, tính đến ngày 14/8/2015 tổng khối lượng phát hành trái phiếu ra thị trường đạt 140.938 tỷ đồng; trong đó khối lượng phát hành Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh là 17.459 tỷ đồng, bằng 36% kế hoạch năm 2015; trái phiếu doanh nghiệp là 11.148 tỷ đồng.
Ngoài ra, năm 2015 là năm đầu tiên pháp thành thành công trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 20 năm (kỳ hạn dài nhất từ trước tới nay) cho chông ty bảo hiểm nhân thọ với khối lượng phát hành trong tháng 7/2015 là 3.450 tỷ đồng.
Về quy mô thị trường, tính đến ngày 14/8 năm nay dư nợ trên thị trường trái phiếu là 867.876 tỷ đồng, đạt khoảng 22% GDP năm 2014; riêng dư nợ thị trường trái phiếu Chính phủ là 581.497 tỷ đồng, đạt khoảng 14% GDP năm 2014.
Cơ cấu nhà đầu tư, hiện các ngân hàng thương mại nắm giữ 80% tổng khối lượng trái phiếu phát hành trên thị trường; các nhà đầu có tổ chức như các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán
Nhà đầu tư nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam chỉ nắm giữ khoảng 1 – 2% khối lượng trái phiếu phát hành.