TTCK: Rủi ro và cơ hội

cafeF- 11/05/2015

Tâm điểm là vào ngày 25/4, NHNN ra thông cáo tuyên bố mua toàn bộ cổ phần của Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank).

Đây là trường hợp thứ hai cơ quan này phải mua lại bắt buộc với giá 0 đồng, sau khi mua lại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) đầu tháng 3/2015. Trước đó, NHNN đã quyết định đặt Ocean Bank vào tình trạng kiểm soát đặc biệt do Ocean Bank đã thua lỗ dưới cả mức vốn điều lệ. Ngay lập tức thì cổ đông lớn sở hữu tới 20% tại Oceanbank là Tập đoàn Tập đoàn Đại Dương (mã: OGC) có khả năng sẽ mất 2.944 tỷ đồng và mất khả năng thanh toán. Chính vì vậy OGC đã có những phiên bán tháo liên tục khiến thị giá hiện giảm về mức dưới 4.000 đồng/cổ phần; và đây vẫn chưa phải là mức thấp cuối cùng của mã cổ phiếu này.

Hiệu ứng từ OGC đã lan tỏa ra khắp thị trường chứng khoán gây tâm lý quan ngại về xu thế của các chỉ số Index sẽ rơi vào chu kỳ điều chỉnh cộng với mùa Đại hội cổ đông vừa qua tại các DN niêm yết khá trầm lắng là những nguyên nhân khiến diễn biến trên cả hai sàn HSX và HNX rơi tình trạng tiêu cực. Do vậy nhà đầu tư nên thận trọng và chọn giải pháp đứng ngoài trị trường.

Sau cú sốc OceanBank thuộc về sở hữu của NHNN được công bố ngày 25/4, khiến các cổ đông của OceanBank, trong đó có OGC là một cổ đông lớn mất trắng khoản đầu tư vào ngân hàng này, OGC lại tiếp tục bị HOSE nhắc nhở trên toàn thị trường liên tục vi phạm các quy định về công bố thông tin. Nếu không khắc phục được tình trạng này, nhiều khả năng OGC có thể bị hủy niêm yết bắt buộc.

Vào những ngày đầu tháng 5, thông tin Chính phủ ban hành Nghị định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh đang được kỳ vọng tạo sự phát triển mạnh mẽ cho thị trường. Theo đó, chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh bao gồm: Hợp đồng tương lai; quyền chọn niêm yết; hợp đồng kỳ hạn dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán; chứng khoán phái sinh niêm yết khác, chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận khác dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.

Việc lựa chọn thành viên tham gia thị trường cũng rất chặt chẽ, phải dựa trên cơ sở năng lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực chuyên môn của nhân viên nghiệp vụ. Cụ thể, CTCK muốn tham gia hoạt động tự doanh phải có quy mô vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu tối thiểu 600 tỷ đồng, đối với hoạt động môi giới là 800 tỷ đồng, ngoài ra còn phải đáp ứng các yêu cầu về vốn khả dụng, điều kiện công nghệ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Trước hết, khi đưa vào vận hành thị trường chứng khoán phái sinh thì các sản phẩm Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu và Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ sẽ được lựa chọn giao dịch đầu tiên, sau đó mới phát triển các sản phầm quyền chọn dựa trên chỉ số và cổ phiếu. Căn cứ thực tế cho thấy, những quốc gia thành công trong việc phát triển TTCK như Hàn Quốc, đã xây dựng thị trường phái sinh mà trong 3 năm gần đây có tốc độ tăng trưởng bậc nhất toàn cầu; trong đó chủ yếu là các sản phẩm phái sinh dành cho trái phiếu bởi tính ổn định cao, không có rủi ro.

Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015