Doanh nghiệp Tân dược quý 3/2014: Chạm mức kế hoạch cả năm

MBKE- 28/10/2014

 

Theo yếu tố mùa vụ, doanh thu trong quý 4 của các doanh nghiệp ngành dược sẽ được đẩy mạnh hơn.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 5 doanh nghiệp ngành Tân dược công bố BCTC quý 3/2014. Với kết quả kinh doanh đa phần cao hơn so với cùng kỳ và hoàn thành trên 70% kế hoạch, các doanh nghiệp ngành này vẫn thể hiện vị thế là nhóm yêu thích của các nhà đầu tư dài hạn.

Doanh thu vẫn tăng trưởng tốt

Trong quý 3/2014, 3/5 doanh nghiệp Tân dược có doanh thu tăng so với cùng kỳ. 

 

 

Doanh thu (tỷ VND)

 Q3/2014

 Q3/2013

Tăng

 9T2014

 9T2013

Tăng

DHG

      908.4

      806.4

12.7%

   2,601.4

   2,300.8

13.1%

DMC

      329.5

      366.6

-10.1%

   1,101.7

   1,006.1

9.5%

IMP

      217.6

      201.4

8.0%

      591.1

      607.1

-2.6%

SPM

      159.2

      115.6

37.7%

      398.5

      315.8

26.2%

PMC

       91.3

       92.2

-0.9%

      265.0

      256.8

3.2%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Với lợi thế quy mô và mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước bao gồm 12 công ty con, 24 chi nhánh và 20.000 đại lý, CTCP Dược Hậu Giang (DHG) vẫn là doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất trong danh sách. Doanh thu quý 3/2014 của DHG đạt 908,4 tỷ - tăng 12,7% so với cùng kỳ, doanh thu 9 tháng đầu năm đạt 2.601 tỷ - tăng 13,1%.

Trước năm 2014, Dược Hậu Giang ghi nhận giá trị hàng khuyến mãi (không thu tiền) vào doanh thu và chi phí giá vốn. Từ năm 2014 trở đi, việc ghi nhận đó không còn, doanh thu và giá vốn hàng bán của DHG trở về khoản thực bán. Số liệu so sánh đối với doanh thu và giá vốn hàng bàn của kỳ 9 tháng đầu năm 2013 vì vậy đã được trình bày lại và không ảnh hưởng đến lãi thuần thu được của công ty.

SPM của CTCP S.P.M là công ty có mức tăng trưởng mạnh nhất. Doanh thu quý 3/2014 và 9 tháng đầu năm của SPM đạt lần lượt là 159,2 tỷ - tăng gần 40% và 398,5 tỷ - tăng 26,2%. SPM phụ thuộc hoàn toàn vào Công ty TNHH Đô Thành (Công ty tiền thân của S.P.M, chủ tịch HĐQT của SPM là giám đốc của Đô Thành). Trong quý 2/2014, SPM cho biết công ty đã cơ cấu lại danh mục sản phẩm sản xuất, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới nhằm phát huy năng suất nhà máy, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Ngược lại, đứng thứ 2 về quy mô doanh thu nhưng lại bị sụt giảm so với cùng kỳ là Domesco DMC. Doanh nghiệp này có doanh thu quý 3/2014 và 9 tháng đầu năm lần lượt là 329,5 tỷ - giảm 10,1% và 1.102 tỷ - giảm 2,6%. Như đã nhắc đến trong kết quả kinh doanh 6 tháng, SPM là doanh nghiệp dẫn đầu trong cung ứng thuốc giá rẻ, có thị trường xuất khẩu rất ổn định sang các nước đang phát triển, đặc biệt là châu Phi. DMC còn có cổ đông chiến lược là tập đoàn Dược phẩm CFR International SPA của Chile (nắm 46% cổ phần) nhưng chưa rõ cổ đông này đã hỗ trợ được gì trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hay chưa.

CTCP Dược phẩm Dược liệu Pharmedic (PMC) cũng bị sụt giảm nhẹ về doanh thu và đạt 91,3 tỷ trong quý 3/2014.

Doanh nghiệp Tân dược quý 3/2014: Chạm mức kế hoạch cả năm (1)

 

 

Hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trong tầm tay

Lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp Tân dược vẫn cho thấy một bức tranh tươi sáng với 4/5 doanh nghiệp tăng trưởng trong quý 3/2014 cũng như 9 tháng đầu năm. 

 

 

 

LNST (tỷ đồng)

 Q3/2014

 Q3/2013

Tăng

 9T2014

 9T2013

Tăng

DHG

    142.3

    208.9

-31.9%

    413.1

    450.8

-8.4%

DMC

     30.9

     26.0

18.8%

     95.4

     75.0

27.2%

IMP

     21.2

     19.6

8.2%

     63.5

     61.2

3.7%

SPM

     13.0

     10.0

30.4%

     41.6

     28.7

45.0%

PMC

     15.7

     14.6

7.8%

     45.8

     39.4

16.1%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dược Hậu Giang DHG là doanh nghiệp duy nhất bị sụt giảm lợi nhuận so với cùng kỳ. Nguyên nhân là trong Quý 3 năm ngoái, Dược Hậu Giang ghi nhận khoản lợi nhuận 122 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng thương hiệu Eugica khiến lợi nhuận của công ty tăng trưởng đột biến. Sang quý 3 năm nay, khoản lợi nhuận đó không còn, kết quả kinh doanh của Dược Hậu Giang có phần giảm sút, mặc dù lãi thuần vẫn đạt mức tăng trưởng đáng kể (tăng 19,3%, đạt 173 tỷ đồng).

Nếu loại bỏ khoản thu nhập bất thường này, Công ty vẫn có tốc độ tăng trưởng khoảng 9% so với cùng kỳ.

SPM vẫn đứng đầu cả về mức tăng trưởng lợi nhuận với 30,4% trong quý 3 và 45% trong 9T2014, đạt lần lượt là 13 tỷ và 41,6 tỷ. Tăng trưởng thấp nhất (không kể DHG) là IMP. IMP đạt 21,2 tỷ LNST trong quý 3 và 63,5 tỷ trong 9 tháng.

Với kết quả như trên, SPM đã vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm. PMC, DHG, DMC đạt lần lượt 83,2%; 77,2% và 72,8% kế hoạch lợi nhuận. IMP mới đạt 67,8%.

Tuy nhiên, theo công ty chứng khoán Rồng Việt, theo yếu tố mùa vụ, doanh thu trong quý 4 của các doanh nghiệp ngành dược sẽ được đẩy mạnh hơn. Biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp đều cải thiện đi kèm với việc kiểm soát tốt chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Tân dược quý 3/2014: Chạm mức kế hoạch cả năm (2)

 

 

Vì vậy khả năng hoàn thành kế hoạch năm đều khả quan và đây là ngành hứa hẹn nhiều triển vọng.

EPS của các doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm đều trên 3.000 đồng

Doanh nghiệp Tân dược quý 3/2014: Chạm mức kế hoạch cả năm (3)

 

Lan Nguyên

Theo Infonet

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015