Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”?

StockBiz- 28/10/2014

Những biến số mới xuất hiện cuối tuần qua đã khiến tâm lý thận trọng tăng lên. Duy trì danh mục cổ phiếu ngắn hạn ở mức thấp là chiến lược được thực thi triệt để.
 
Đánh giá về sự kiện liên quan đến ông Hà Văn Thắm vừa bị tạm giữ, các chuyên gia trong tọa đàm hàng tuần “Xu thế dòng tiền” mà VnEconomy phỏng vấn đều thống nhất cho rằng tác động sẽ không lớn như sự kiện bầu Kiên. Tuy nhiên thông tin đó xuất hiện đúng vào thời điểm thị trường đang thiếu vắng các thông tin tích cực, nên “chú Gấu” sẽ có thêm sức mạnh.
 
Liên quan đến kết quả kinh doanh quý 3, các chuyên gia đều cho rằng thị trường đã phản ánh vào giá và đó là lý do vì sao thị trường không thực sự có được một đợt tăng trưởng rõ rệt, trừ một số cổ phiếu cụ thể.
 
Các ý kiến được hỏi đều tỏ ý lo ngại về triển vọng ngắn hạn của thị trường, khi các thông tin hỗ trợ đang yếu và tin xấu xuất hiện. Thanh khoản sụt giảm trên toàn thị trường là điều không mong đợi trong một nỗ lực phục hồi sau khi đã tạo đáy ngắn hạn. Khả năng VN-Index sẽ kiểm tra đáy cũ 575-578 điểm là cao.
 
Phù hợp với mức lo ngại rủi ro ngắn hạn cao, chiến lược phòng thủ đã quay lại với 4/5 chuyên gia thực hiện nắm giữ cổ phiếu với tỷ trọng thấp. Thậm chí mức nắm giữ 0% đã được triển khai, mức cao nhất được chấp nhận là 50%, nhưng cũng chỉ có duy nhất môt người. 2/5 chuyên gia chấp nhận rủi ro ở mức nắm giữ 20-30%.

Không có tác động lớn bằng vụ bầu Kiên
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 1
Thị trường tưởng như đã cân bằng lại từ đà bán ra mạnh mẽ những phiên giữa tuần. Tuy nhiên thông tin giờ chót liên quan đến cá nhân ông Hà Văn Thắm đã xuất hiện. Sự kiện này gợi nhớ đến những “đau thương” của thị trường tháng 8/2012. Anh chị đánh giá tác động của sự kiện này tới thị trường như thế nào?
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 2
Sự kiện giống ngày 21/8/2012 dường như được lặp lại và thị trường đã có những phản ứng trước bằng sự điều chỉnh nhanh và mạnh từ 640 điểm cho đến đến ngưỡng 590 điểm như hiện tại. 
 
Nhưng có điểm khác biệt lớn so với cú sốc của năm 2012, đó là:

- Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường giảm dần vì lộ trình thông tin đến vụ việc đã được xử lý mềm hơn về thông tin và quy về sai phạm cá nhân là chính.

- Thị trường đã có sự điều chỉnh trước khi xảy ra thông tin kể trên, và ảnh hưởng của cổ phiếu OGC đến thị trường là không lớn như cổ phiếu ACB của năm 2012.
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 3
"Chẳng có gì mới trên phố Wall...", khi thị trường xấu các thông tin xấu cứ thi thoảng lại xuất hiện.
 
Đánh giá về tác động của sự kiện trên? Tôi cho rằng xét về tầm ảnh hưởng cá nhân lẫn tổ chức, vụ Ocean không thể có tác động lớn bằng vụ bầu Kiên. Nhưng trong ngắn hạn, khi tâm lý thị trường đã yếu sẵn, thị trường vốn đang ở trong xu thế giá xuống ngắn hạn - đây sẽ là thông tin mang tính "hỗ trợ" cho chú Gấu trên thị trường. 
 
Về dòng tiền, mối quan hệ tín dụng 3 bên (nếu có) giữa OceanBank, các công ty chứng khoán và nhà đầu tư cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng; lưu ý là tháng trước, cũng chính công ty chứng khoán OCS đã bị phạt do sai phạm giao dịch ký quỹ.
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 4
Theo quan sát của tôi, thị trường lần này khác so với sự kiện bầu Kiên ở hai điểm.

Thứ nhất, tin đồn xung quanh cổ phiếu OGC đã xuất hiện từ giữa tuần, và người tinh ý có thể quan sát được ngay trong diễn biến bất thường của cổ phiếu OGC phiên thứ 4, như vậy không có sự bất ngờ giống như phiên 21/8/2012. 
 
Thứ hai, diễn biến của các nhóm cổ phiếu lần này rất khác, dòng tiền vẫn khá chủ động ở một số nhóm mã, mức độ mất điểm không trải trên diện rộng.

Có lẽ tin tức cũng một phần phản ánh vào giá, tâm lý và dòng tiền cũng ổn định hơn hai năm trước.
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 5
Sự kiện này không tác động lớn đến thị trường như giai đoạn tháng 8/2012. Tác động đến toàn bộ thị trường nói chung là nhỏ, nhưng tác động đến giá cổ phiếu OGC thì lớn hơn. 
 
Tôi cho rằng càng ngày thị trường chứng khoán càng phát triển thì những vụ việc kể trên chỉ tác động đến từng cổ phiếu riêng lẻ có liên quan, chứ không tác động lớn đến toàn bộ thị trường.
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 6
Thông tin liên quan đến ông Hà Văn Thắm xuất hiện trong bối cảnh thị trường vừa mới hồi phục trở lại sau một nhịp điều chỉnh mạnh, khi tâm lý nhà đầu tư chưa thực sự ổn định, đã có những tác động khá tiêu cực đến diễn biến thị trường trong hai phiên cuối tuần.

Những tác động này có thể còn kéo dài sang những phiên giao dịch trong tuần tới cho đến khi mức độ thiệt hại về mặt kinh tế của vụ việc phần nào được hé lộ và hoạt động của Ngân hàng Đại dương trở lại bình thường. 
 
Mặc dù vậy, trong quá khứ đã từng có một vài vụ việc tương tự xảy ra nên các nhà đầu tư ít nhiều đã có kinh nghiệm đối phó với những thông tin này và hành xử của những người trong cuộc cũng được thực hiện một cách bài bản hơn, khó có thể xảy ra rủi ro mang tính hệ thống.

Vì vậy, tôi cho rằng tác động của thông tin trên sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn và tâm lý nhà đầu tư sẽ sớm ổn định trở lại.

Tuần tới, tuần điều chỉnh?
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 7
 
Các biến động của thị trường trong tuần này thực tế đã không chịu ảnh hưởng trực tiếp của thông tin nói trên, trừ cổ phiếu OGC do số đông không nắm được thông tin kịp thời. Như vậy giao dịch vẫn thể hiện sự vận động bình thường của thị trường. Thanh khoản đã sụt giảm rất mạnh trong tuần và những phiên tăng giá có thanh khoản kém trong khi phiên giảm giá thanh khoản cao. VN-Index đã không vượt được ngưỡng 600 điểm. Anh chị đánh giá xu hướng thị trường như thế nào? 
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 8
 
Tôi đánh giá lực cung đã giảm đi rất nhiều. Đến hiện tại, áp lực margin vẫn còn nhưng không còn quá lớn, vì hầu hết nhà đầu tư đều nhận thấy rủi ro và đưa trạng thái tài khoản về tỷ lệ an toàn. 
 
Tin tức xung quanh cổ phiếu OGC đã phần nào phản ánh vào biến động thị trường trong 3 phiên qua, vì vậy khó có kịch bản giảm sâu trong tuần tới. Tôi cho rằng thị trường có khả năng sẽ lình xình giằng co rồi tạo đáy vào giữa tuần.
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 9
 
Thị trường vẫn trong giai đoạn điều chỉnh và dường như mốc 585 điểm chưa phải là điểm dừng cuối cùng. Rõ rằng khi chỉ số VN-Index hồi phục ở các phiên đầu tuần với thanh khoản rất thấp cho thấy khả năng điều chỉnh tiếp của thị trường sẽ tiếp tục diễn ra mặc dù  qua phân tích sóng Elliot thì việc giảm điểm với kịch bản xấu nhất là VN-Index có thể quay về vùng hỗ trợ 570 - 575 điểm. 
 
Tôi cho rằng thị trường tuần tới sẽ là một tuần điều chỉnh và các giao dịch ngắn hạn sẽ khá rủi ro ngoại trừ các hoạt động mua vào các cổ phiếu tốt với quan điểm đầu tư giá trị.
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 10
 
Theo tôi xu hướng chung vẫn đang là điều chỉnh dần và quy mô giao dịch đang được bó hẹp lại quanh 1.500-1.700 tỷ đồng/1 phiên giao dịch tại HSX và điều này xảy ra tương tự như thời điểm trong tháng 7 âm lịch vừa qua. 
 
Thanh khoản sụt giảm mạnh kể cả trong các phiên có tín hiệu tăng giá khá tốt không làm cho nhà đầu tư vững tâm gia nhập thị trường. Đa số vẫn đang chờ đợi một sự hồi phục đáng kể cả về điểm số và thanh khoản để tham gia trở lại mặc dù có thể mua giá cao hơn so với thời điểm hiện tại.  
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 11
 
Khi mà tăng giá thanh khoản kém, giảm giá thanh khoản cao là khi những người theo xu thế giá xuống chiếm lĩnh sự chủ động trên thị trường. 
 
Thực tế thì thị trường đã có những vận động tiêu cực từ trước khi những thông tin liên quan đến OGC xuất hiện. Tôi cho rằng xu thế hiện tại là rủi ro, thị trường đang trong downtrend ngắn hạn và sẽ KHÔNG  sớm để thị trường có thể bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới.
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 12
 
Tôi cho rằng, việc các chỉ số vĩ mô vẫn đang diễn biến theo chiều tích cực sẽ tiếp tục tạo nền tảng hỗ trợ cho đà tăng của thị trường trong trung hạn. 
 
Tuy nhiên trong ngắn hạn, kể cả trường hợp không có thông tin liên quan đến cổ phiếu OGC, thì rủi ro tiếp diễn điều chỉnh ngắn hạn vẫn đang hiện hữu. 
 
Góc nhìn kỹ thuật của VN-Index và cả VN30 đang cho thấy những rủi ro giảm điểm trong tuần tới sau khi đã kết thúc một nhịp hồi phục ngắn vào đầu tuần qua. Những tín hiệu trên khiến tôi thiên về kịch bản VN-Index sẽ tiếp tục đi xuống và kiểm tra lại vùng đáy cũ 578 điểm được thiết lập trong tuần trước đó.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa, mầm non trỗi dậy
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 13
 
Luồng thông tin kết quả kinh doanh quý 3 đã gần hết. Dường như thị trường không thực sự phản ứng mạnh với các thông tin này. Tại sao vậy?
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 14
 
Về ý này, tôi đã phân tích khá kỹ ở kỳ trước nên chỉ nhắc lại rằng báo cáo kết quả quý III của các doanh nghiệp niêm yết là không quá tệ nhưng dòng tiền đã bão hòa.
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 15
 
Có 3 lý do để giải thích điều này, đầu tiên tôi cho rằng đó là việc các thông tin kết quả kinh doanh quý 3 đã được phản ánh dần vào diễn biến giá của các cổ phiếu trong giai đoạn tăng điểm mạnh và kéo dài trước đó. 
 
Hơn nữa, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong quý 3 cũng thường không có nhiều yếu tố đột biến, đa phần đều nằm trong dự đoán của nhà đầu tư. 
 
Và cuối cùng là vấn đề thời điểm, các thông tin kết quả kinh doanh quý 3 được công bố trong bối cảnh thị trường đang phải chịu ảnh hưởng không mấy tích cực trên cả góc độ kỹ thuật và thông tin.
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 16
 
Thực tế kết quả kinh doanh có phản ánh vào diễn biến của các cổ phiếu trong đợt này, bởi như chúng ta thấy các nhóm cổ phiếu vẫn khá phân hóa. 
 
Điểm khác biệt chỉ ở nhóm blue-chips, khi những thông tin lợi nhuận không còn mang lại sự hào hứng như trước. 
 
Tôi đã đề cập đến việc này trong tuần trước, với nhận định rằng nhóm này đã tăng điểm rất bền bỉ trong 2 năm qua, kết quả kinh doanh đã được phản ánh gần hết vào giá. Sắp đến lúc có sự chuyển dịch của thị hiếu đầu tư, với sự chú ý dành cho những mầm non trỗi dậy là những doanh nghiệp nhỏ và vừa.
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 17
 
Thị trường đã có đoạn tăng khá trong khoảng hơn 1 tháng từ cuối tháng 8/2014 từ mốc 570 điểm lên đến 640 điểm và vượt đỉnh cũ. Nguyên nhân chính cho đợt tăng giá vừa rồi có thể đến từ kêt quả kinh doanh Quý III của nhiều doanh nghiệp niêm yết ngành dầu khí, cao su, chứng khoán đạt và vượt kỳ vọng. 
 
Giai đoạn hiện tại phù hợp với việc điều chỉnh và tích lũy trước khi có diễn biến mới mặc dù các thông tin vĩ mô trong giai đoạn này đã có một số tín hiệu tích cực hỗ trợ thị trường như GDP, lạm phát thấp,…
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 18
 
Có vẻ  nhiều tin tức "xấu", như sự giảm điểm của thị trường chứng khoán thế giới..., đang ảnh hưởng lớn đến thị trường hơn là các tin tức tốt như kiểu các thông tin kết quả kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp. 
 
Hơn nữa, đối với một số doanh nghiệp có tin tức cơ bản hỗ trợ ít nhiều thông tin tốt đã phản ánh vào giá của cổ phiếu đó. Hiện tại thị trường cần những thông tin vĩ mô  tích cực hơn hỗ trợ cho thị trường và có thể sóng sẽ đến trung tuần tháng 12 giống như giai đoạn năm 2012.

Rủi ro ngắn hạn ở mức cao
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 19
 
Đánh giá của anh chị về rủi ro thị trường lúc này như thế nào? Mức độ phân bổ danh mục hiện tại?
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 20
 
 Ngắn gọn là rủi ro đang ở mức cao, và tôi vẫn giữ nguyên trạng thái 100% tiền. "Cash is king now" (tiền mặt là vua)!
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 21
 
Diễn biến thị trường trong ngắn hạn đang được đánh giá là khá rủi ro như những phân tích ở trên. 
 
Hơn nữa, như tuần trước tôi đã đề cập, vùng kháng cự 600-605 điểm của VN-Index được tôi xác định là điểm bán cho phần danh mục trading quay vòng ngắn hạn. Do đó, trong tuần qua tôi đã bán toàn bộ phần danh mục ngắn hạn trong những phiên thị trường tăng điểm. 
 
Đồng thời, tôi cũng thực hiện bán trading thêm một phần tỷ trọng cho các vị thế trung hạn đang nắm giữ khi nhận thấy thị trường có nguy cơ tiếp tục đi xuống và kiểm tra lại vùng đáy cũ 578 điểm, qua đó đưa tổng tỷ trọng danh mục về mức 30%. 
 
Nếu VN-Index cho thấy đà rơi giảm dần khi về vùng này và thỏa mãn về khung thời gian cho phép, tôi sẽ cân nhắc điểm mua lại các vị thế đã bán.
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 22
 
Theo tôi rủi ro thị trường ở mức trung bình vào lúc này. Việc giải ngân trở lại phù hợp với các danh mục trung và dài hạn có thể quay trở lại mức 50% tỷ trọng là cổ phiếu. Ngược lại đối với danh mục ngắn hạn, tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu nên ở mức 20%.
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 23
 
Rủi ro ngắn hạn của thị trường là tiềm tàng đối với nhà đầu tư chuyên lướt sóng nhưng lại là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư giá trị tìm kiếm mua vào các cổ phiếu tốt đang có dấu hiệu giảm. 
 
Giai đoạn hiện nay tôi ưu tiên giữ nhiều tiền mặt hơn mặc dù cổ phiếu trong danh mục vẫn còn, tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt của tôi đang là 30%/70%. Tôi cho rằng  sẽ quay lại thị trường mạnh mẽ vào giai đoạn tháng 12 cuối năm nay.
 
Xu thế dòng tiền: Thấy gì từ “vụ Ocean”? 24
 
Từ mức 0% cổ phiếu của tuần trước, tôi mua vào 50% từ phiên 24/10 và dự kiến gia tăng tỷ trọng vào giữa tuần.
 
 
Nguyễn Hoàng
 

Tuyên bố trách nhiệm:  Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015