Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chứng kiến đợt giảm điểm. Ngàn lý do để thị trường biến động bởi thị trường chứng khoán phản ánh hàng triệu lệnh mua/bán cổ phiếu cùng lúc.
Những chỉ số kinh tế vĩ mô 10 tháng đầu năm đã được công bố và cũng đã nhiều chuyên gia mổ xẻ. Bài viết này chúng tôi xin tổng hợp một số lý do để nhà đầu tư tin rằng: kinh tế vĩ mô có nhiều biến chuyển tích cực và có lý do để tin TTCK Việt Nam có cơ hội tăng điểm.
Thứ nhất, về Lạm phát : Sức mua tăng trong khi giá cả đầu vào giảm trên diện rộng. Lạm phát giảm làm cho chi phí vốn của doanh nghiệp giảm do chi phí vốn đầu vào giảm. Từ đó lợi nhuận tăng trong dài hạn. Hiện mức lạm phát dưới 3% trong 12 tháng tính đến tháng 10-2014. Các tổ chức lớn của thế giới vừa nâng hạng xếp hạng Việt Nam, đây cũng là một nguyên nhân quan trọng trong điều hành Vĩ Mô.
Thứ hai, Giá điện sắp được điều chỉnh tăng. Trong 2 năm 2014-2015 giá điện dự kiến điều chỉnh 15%, trong dài hạn giá điện được đưa về mức 9-10 cent. Mức này mới có đầu tư mạnh về ngành điện do vậy dù sớm hay muộn giá điện trung bình phải được đưa lên mức 2.000-2.300 đồng. Nhiều tập đoàn nước ngoài đang đàm phán để đầu tư, có dự án diện 10 tỷ USD. Nhu cầu về điện sẽ tăng mạnh trong các năm tới do vậy ngành năng lượng sẽ bùng nổ là khó tránh khỏi.
Thứ ba, Chi phí vốn đang rẻ nhất trong cả chục năm qua. Do ngành bất động sản vỡ bong bóng, dòng vốn kẹt lại và nợ xấu, trong khi mở rộng trong ngành này lại hạn chế, dòng tiền toàn xã hội dừng lại với Bất động sản. Do vậy chi phí vốn các ngành khác đang ngày càng rẻ đi (ngược lại 2008 và 2010,2011). Mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm, dù sớm hay muộn doanh nghiệp sẽ hưởng lợi và lợi nhuận tăng mạnh trong những năm tới.
Thứ tư, Thu nhập từ dân cư tăng lên. Người dân bắt đầu đầu tư mạnh, do lợi suất từ tiền gửi giảm mạnh. Trong khi thu nhập đầu người đang ở mức 2200 usd/người/năm. Nếu kinh tế ngầm là 30% thì thu nhập thực tế có thể là 2.800 USD. Bởi hiện có thể Việt Nam có kinh tế ngầm chiếm khoảng 30%.
Thứ năm, Chỉ số công nghiệp bất ngờ tăng nhiều lần. TPHCM có chỉ số công nghiệp tăng 5,2% (gấp hơn 10 lần tháng 9 tăng 0,5%). Dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang chuyển động tích cực và dù sớm hay muộn tăng trưởng sẽ được đẩy mạnh trong ngắn và dài hạn.
Thứ sáu, UBCKNN quyết tâm vào nhóm mới nổi của MSCI. 100% số nước có TTCK vào nhóm này đều tăng từ 40-120%. Nếu vận động thành công và được vào 2016 có thể VNI bùng nổ trong giai đoạn này. Cổ phần hóa mạnh và niêm yết bắt buộc là căn cứ quan trọng để Việt Nam vào thị trường mới nổi của MSCI. Bắt buộc VN phải vào để đón dòng vốn FII (vốn gián tiếp) sẽ mạnh lên sau khí có AFTA và TTP với nhiều nền kinh tế quan trọng và cải cách trong nước.
Thứ bảy, VN-EU thương mại tự do, TPP, AFTA: Tại sao Việt Nam là ngôi sao đầu tư nước ngoài, đây cũng là lý do có biến động chuyển nhà máy từ các nước sang VN. Dòng vốn này chỉ dành cho người Việt Nam bởi 2 yếu tố chính: Đầu tư ban đầu và lao động. Trong khi thuế má có phần ít hơn và bất công với DN trong nước. Có thể 2015 là năm tốt nhất của VN, các hoạt động FII cũng sẽ nhắm đến VN họ cũng không bỏ qua cơ hội tốt này. Yếu tố này có thể kết hợp với MSCI ở trên thì có khả năng bùng nổ của TTCK (tất nhiên chỉ dành cho doanh nghiệp tăng trưởng cao). Các hợp tác này sẽ giúp VN có con số tăng trưởng thêm 40% so với hiện tại được phân bổ trong vòng 10 năm. Nếu thành công GDP của VN sẽ trở lại đường đua xanh.
Khi TPP được ký kết thì Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh vượt trội về thu hút đầu tư nước ngoài, do các nước cạnh tranh với Việt Nam như Trung Quốc, Philippine, Indonesia, Thái Lan, Myanmar đều chưa được tham gia. Do vậy, càng nhiều nhà đầu tư sẽ vào VN hơn nữa để thuê đất xây dựng nhà máy, bởi hàng hóa của họ sản xuất sẽ không bị đánh thuế nhập khẩu vào các nước TPP. Hơn nữa, đây là thị trường mậu dịch tự do cả tỷ dân, lớn nhất thế giới như Hoa Kỳ, Nhật, Canada, Mexico, Úc, Newzealand. Tóm lại Việt Nam –EU sẽ được ký sớm và TPP sẽ được ký vào đầu năm 2015 tạo ra khu vực mậu dịch tự do rộng lớn và Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất. Các nước ngoài TTP thu hút FDI sẽ kém đi rất nhiều so với VN.
Thứ tám, Bất động sản hồi phục mạnh từ 2015: Phát ngôn này dựa trênthị trường vật liệu xây dựng đang tăng trở lại với mức 60% so với mức tăng đỉnh cao. Lợi suất tiền gửi thấp hơn lợi suất đầu tư vào bất động sản hoặc ngang bằng. Người dân sẽ có xu hướng đầu tư vào đây. Có thể sẽ có giai đoạn nguồn cung hạn chế. Do ngành này đang ở trong tình cảnh giảm tốc và vỡ bong bóng. Hoạt động đầu tư công, cơ sở hạ tầng tăng cao trong 2014-2015 sẽ có sức kéo lớn với BĐS. Sau khi kết thúc 2014, NĐT sẽ thấy rõ nét hơn mức độ khả quan của ngành. Quý 3 2015 sẽ thấy rõ ràng nhất về sự hồi phục này.
Thứ chín, ngành năng lượng điện sẽ có biến động lớn trong dài hạn:Phát ngôn này thể hiện quan điểm rõ ràng rằng với thủy điện Việt Nam đã đi đến giới hạn, trong khi tiêu thụ tăng với hai con số, và sẽ tăng mạnh hơn nữa do FDI tăng mạnh trong 2015-2018. Nhà máy nhiệt điện bằng than chi phí đầu vào sẽ tăng cao hơn nữa. VN chỉ có con đường duy nhất đó là điện hạt nhân và nhiệt điện từ khí thiên nhiên. Với những gì đang có VN có lợi thế về khí với 80.000 tỷ m3 khí (gấp 8 Thái Lan) đang có, và có thể có thêm nhiều mỏ khí lớn hơn. Để lấy những nguồn khí này phát thành điện, hay dùng cho việc khác phải bỏ vào hàng chục tỷ USD. Hoạt động khai thác này còn hạn chế và chưa khai thác được nhiều, có thể ngành này có tăng trưởng cao và bên bỉ trong giai đoạn 2015-2022. (GAS và PVB) đóng vai trò chính, kèm với nó là ngành hạ tầng khí, xây dựng, dịch vụ. Đầu 2015 chúng ta sẽ thấy rõ ràng đàm phán thành công do VN không còn con đường nào khác phải khi thác có nhiều ý nghĩa lớn (vấn đề chính là giá khí và giá điện).
Thứ mười: Xu hướng GDP tăng mạnh rõ rệt: Quý 3 GDP tăng đến 6,19 cao hơn 0,99% so với quý 1. Quý 4 dự kiện GDP có thể tăng đến 6,6%. 2015 có thể đạt mức 6,5%. Hạ tầng là một trong hững điều kiện tốt cho GDP tăng trưởng, Hiện Việt Nam huy động được số vốn sẵn sàng chi tiêu trong ngắn hạn là 110.000 tỷ (dưới 12 tháng). Việt Nam đã tìm được con đường đầu tư hạ tầng tốt. Hàng loạt đường cao tốc được “bán” đi để dành vốn đầu tư mới. Tư nhân hóa này diễn ra khắp các ngành hạ tầng, điện, nước, cảng, khu công nghiệp…tất cả điều này giúp chính phủ đẩy nhanh đầu tư trong khi áp lực vốn lại giảm, nợ công sẽ giảm áp lực phình to.
Tác động lan tỏa đến FII và thị trường chứng khoán: Việt Nam vào MSCI thị trường mới nổi sẽ làm cho TTCK tăng ít nhất 40%. FII sẽ không bỏ lỡ cơ hội này trong dài hạn. Việt Nam EU và TTP sẽ thúc đẩy các quỹ lớn tham gia sâu rộng vào TTCK VN từ đó giúp VN vào MSCI. VN-EU và TTP sẽ thúc đẩy bùng nổ FDI, cùng với đó là tăng trưởng GDP sẽ tăng mạnh trong dài hạn. Từ đây Bất động sản sẽ hồi phục và nợ xấu sẽ thành quá khứ. Nhà đầu tư có thể nhìn nhận cơ hội dài hạn này là hiếm có trong lịch sử phát triển.
Trường Money
Theo Infonet