Nới room ngoại và thoái vốn SCIC sẽ còn được hâm nóng nửa cuối 2016

StockBiz- 14/07/2016

Thị trường chứng khoán đang điều chỉnh nhưng từ nay đến cuối năm 2016 nền tảng vẫn tích cực đặc biệt là khi những nới Room và thoái vốn của SCIC đang có được những bước đi rõ rệt hơn. VN-Index vẫn được nhìn nhận khá lành mạnh trong kênh tăng giá từ đầu năm 2016.

Nghị định 60/2015/NĐ-CP cho phép các công ty niêm yết (không thuộc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện) được thay đổi tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) lên đến 100% đã có hiệu lực từ đầu tháng 9/2015. Dù đã trải qua hơn nửa năm thực hiện, mức độ ảnh hưởng thực sự từ chính sách này theo vẫn chỉ ở mức “khiêm tốn”.


Lý do sự lan toả từ vấn đề nới room khối ngoại chưa cao là do những cổ phiếu mà các NĐTNN “thật sự” quan tâm lại gặp nhiều khó khăn hơn trong công tác thực hiện nới room, chủ yếu vì những rào cản liên quan đến phần vốn góp nhà nước tại các công ty này.


Thực tế, TTCK Việt Nam vẫn được phân loại là Thị trường cận biên (Frontier Market) và quy mô khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực.


Nổ lực nới room được coi là động thái quan trọng để Việt Nam có thể thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, tăng thanh khoản cho thị trường nhằm tiến đến mục tiêu là được phân loại là Thị Trường mới nổi (Emerging Market) theo chỉ số MSCI.


Theo đánh giá của CTCK Maybank KimEng (MBKE), nỗ lực này sẽ mất đi phần lớn ý nghĩa nếu NĐTNN không thể tiếp cận được những doanh nghiệp niêm yết lớn và hấp dẫn của thị trường.


Vào cuối tháng 6 vừa qua, Vinamilk – doanh nghiệp hiện đang có vốn hóa lớn nhất tại TTCK Việt Nam đã công bố nghị quyết HĐQT thông qua việc không hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài, một bước đi quan trọng để thấy VNM rất gần với công tác nới room nước ngoài hoàn toàn trong thời gian tới


Và trong chưa đây hai tuần sau thông tin này, VNM đã tăng thêm 7,3%, một kết quả cho thấy thị trường rõ ràng có kỳ vọng khá cao vào vấn đề nới room này.


Nhưng nhiều doanh nghiệp niêm yết lớn khác được các NĐTNN quan tâm, đa phần đều lại chọn giải pháp “an toàn” là chờ đợi các doanh nghiệp lớn hơn hoặc tương đồng với mình thực hiện trước các bước đi nới room, trước khi họ thực hiện nhằm hạn chế tối đa các rủi ro về mặt pháp lý, điều này càng đặc biệt đúng hơn tại các doanh nghiệp có phần sở hữu lớn của nhà nước.


Vì vậy, theo MBKE, trong ngắn hạn Quý III và cả năm 2016, câu chuyện về “nới room” và sau đó là vấn đề thoái vốn của SCIC sẽ một lần nữa được “hâm nóng” trở lại.


Sẽ có nhiều hơn các doanh nghiệp thật sự được khối ngoại dành sự quan tâm lớn tiến hành “nới room”, và sau đó câu chuyện thoái vốn của SCIC tại một số doanh nghiệp đã đăng ký trước đó sẽ diễn ra thành công, tạo ra xung lực lớn hơn cho sự phát triển của các doanh nghiệp này nói riêng và thị trường nói chung.


Theo danh mục triển khai bán vốn năm 2016 của SCIC, đơn vị này sẽ thực hiện thoái vốn tại 120 doanh nghiệp. Trong đó, đáng chú ý là chỉ có 2/10 doanh nghiệp lớn mà Chính phủ yêu cầu thoái vốn có tên trong danh sách, bao gồm: CTCP FPT (mã FPT) và CTCP XNK Sa Giang (mã SGC). (Danh sách 120 doanh nghiệp tại đây)


Cùng với đó, SCIC sẽ tiếp tục thực hiện thoái vốn tại một số doanh nghiệp có tên trong kế hoạch năm 2015 nhưng chưa thoái thành công như Tổng CTCP Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam - Vinaconex - VCG (255 triệu cp, tương đương 58% vốn), CTCP Vĩnh Sơn Sông Hinh - VSH (49,5 triệu cp, tương đương 24% vốn)...


Góc nhìn kỹ thuật ủng hộ xu hướng tăng tiếp diễn


Tuần đầu tiên của tháng 7 đã chứng kiến một sự bứt phá mang tính “lịch sử” khi lần đầu tiên kể từ năm 2009, VN-Index đã thành công bứt phá hoàn toàn khỏi khu vực kháng cự quanh 640 điểm, điều mà chỉ số này đã nhiều lần thất bại trong các năm trước đó.


Với diễn biến vừa nêu, MBKE cho rằng xu hướng tăng trung dài hạn của thị trường hoàn toàn không có sự thay đổi, dù những vấn đề mang tính chất ngắn hạn hơn (chẳng hạn một pha điều chỉnh tương đối nào đó) sẽ là điều cần cân nhắc và bình luận nhiều hơn.


Và trong trung hạn 6 tháng cuối năm 2016, công ty này vẫn là lạc quan với kỳ vọng xu hướng tăng sẽ là chủ đạo.
 

 MBKE đánh giá VN-Index đang di chuyển “khá lành mạnh” trong một kênh giá tăng vừa phải đã kéo dài hiệu lực từ đầu năm 2016 đến nay. 

MAI HƯƠNG

 



Tuyên bố trách nhiệm:  Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015