Những yếu tố tác động thị trường cuối năm

StockBiz- 12/10/2016

Tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn ở các doanh nghiệp nhà nước và nới room ngoại được dự báo sẽ là 2 yếu tố chính có tác động đến diễn biến của TTCK trong quý IV.

 

Trong đó đáng chú ý là các thông tin liên quan đến việc niêm yết các doanh nghiệp vốn hóa lớn như Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội (Habeco), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), giúp thanh khoản và vốn hóa thị trường tăng mạnh và gia tăng tính hấp dẫn của TTCK Việt Nam. Theo thông tin mới nhất, Sabeco dự kiến sẽ được niêm yết trên sàn HOSE ngay trong tháng 12 tới đây, nếu giá CP của Sabeco duy trì mức trên 100.000 đồng/CP, vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này sẽ ở mức hơn 64.000 tỷ đồng, đủ sức cạnh tranh vị trí top 5 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG). Và chắc chắn, biến động giá CP Sabeco trong giai đoạn đầu lên sàn sẽ có tác động rất lớn đến chỉ số VN Index.

Sức hút không kém là lộ trình thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp lớn đang niêm yết như CTCP Tập đoàn FPT (FPT), CTCP Nhựa Bình Minh (BMP), CTCP Nhựa Thiếu niên tiền phong (NTP) và đặc biệt CTCP Sữa Việt Nam (VNM), sẽ tiếp tục thu hút được sư quan tâm của NĐT trong nước và quốc tế. Mặc dù đa số CP trong danh sách thoái vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã ghi nhận được những bước tiến khá ấn tượng thời gian vừa qua, nhưng yếu tố này sẽ còn tiếp tục tạo kỳ vọng trong thời gian tới.

Tương tự, câu chuyện mở room ngoại sẽ tiếp tục hâm nóng diễn biến TTCK trong quý IV, đặc biệt với nhóm ngành dược với các kỳ vọng của thị trường về việc mở room ở các mã đầu ngành như CTCP Dược Hậu Giang (DHG), CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) sau khi CTCP Xuất nhập khẩu y tế Domesco (DMC) đã chính thức được mở room vào đầu tháng 9. Bên cạnh đó, câu chuyện mở room ngoại ở ngân hàng lên trên mức 30% hiện nay có thể sẽ được nhắc đến trong quý IV.

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam có thể nâng giới hạn sở hữu của NĐTNN trong các ngân hàng nội lên trên mức 30% trong buổi gặp mặt hôm 15-9 với 16 quỹ đầu tư trong khuôn khổ chuyến thăm Hồng Công. Các CP ngân hàng đã kín hoặc gần kín room có thể kể đến Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB), Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) và Ngân hàng TMCP Công Thương (CTG). Bên cạnh đó, liên quan đến giao dịch của khối ngoại ở nhóm CP ngân hàng, một yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn đến diễn biến của chỉ số là khả năng không được nới room. Đơn cử, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) đang đứng trước khả năng bị loại khỏi danh mục 2 quỹ ETF nếu ngân hàng này phát hành riêng lẻ thành công cho NĐT (số CP bị bán ra ước tính đạt khoảng 26 triệu CP).

Lộ trình triển khai các sản phẩm phái sinh trên TTCK cũng sẽ thu hút được sự quan tâm của NĐT. Theo thông tin mới nhất, công tác chuẩn bị xây dựng hệ thống giao dịch và thanh toán cho TTCK phái sinh đang đúng kế hoạch và sẵn sàng từ quý I-2017, trong khi công tác hoàn thiện khung pháp lý đã hoàn tất. Nếu đúng như kế hoạch, NĐT có thể có thêm các công cụ phái sinh, phục vụ cho hoạt động đầu tư trên TTCK ngay từ đầu năm 2017.


Kim Giang

 


Tuyên bố trách nhiệm:  Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015