ORS có đền nổi 380 tỷ đồng bị chiếm đoạt?

StockBiz- 20/10/2014

Bức tranh lợi nhuận của các CTCK thuộc sở hữu của ngân hàng trong quý III/2014 đang dần hé lộ với số lãi khiêm tốn. Nhưng, giải quyết tranh chấp từ các hợp đồng môi giới chứng khoán bị đổ bể, đối diện nguy cơ phải đền tiền mới là gánh nặng tài chính.

Đến thời điểm này, lác đác có vài CTCK công bố kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2014 như SHBS, VCBS, Agriseco, ORS… Điểm chung là, các công ty đang phải nỗ lực tìm kiếm doanh thu từ 2 mảng hoạt động chính, là môi giới và đầu tư, góp vốn để cải thiện lợi nhuận.

Lợi nhuận "mùa lá rụng"

Mặc dù có sự hậu thuẫn lớn từ các ngân hàng - công ty mẹ, nhưng kết quả kinh doanh của nhiều CTCK vẫn hết sức ảm đạm. Nằm trong nhóm đầu công bố thông tin, CTCK Ngân hàng Phương Đông (mã: ORS) cho biết tổng doanh thu quý III/2014 đạt 2,25 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế bị lỗ 114 triệu đồng.


Lũy kế 9 tháng, ORS đạt tổng doanh thu hơn 9,16 tỷ đồng, trong đó, hoạt động môi giới đóng góp 18,5% doanh thu, hoạt động đầu tư và góp vốn là 38,7%, hoạt động khác chiếm tới 30,3%. Lợi nhuận sau thuế lũy kế đạt vỏn vẹn 43 triệu đồng, trong khi cùng kỳ bị lỗ tới 1,62 tỷ đồng.


Trong 2 năm vừa qua, vốn chủ sở hữu của ORS liên tục bị "bốc hơi" do còn âm khoản lợi nhuận chưa phân phối rất lớn. Cụ thể, vốn chủ sở hữu đã giảm từ 240 tỷ đồng xuống còn 196 tỷ đồng (cuối 2013), và đến hết 30/9, chỉ còn 80,68 tỷ đồng (mất tới 66,2% do khoản lợi nhuận chưa phân phối bị âm 210,36 tỷ đồng).


Là CTCK có quy mô vốn điều lệ lớn nhất (2.120 tỷ đồng), nhưng kết quả kinh doanh của CTCK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agriseco, mã: AGR) lại không hề tương xứng.


Trong quý III/2014, doanh thu của Agriseco giảm 4%, chỉ đạt 65,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế bị âm 2,5 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng qua, công ty đạt tổng doanh thu hơn 222 tỷ đồng. Lãi sau thuế đạt 21,2 tỷ đồng, giảm tới 27% so với cùng kỳ năm 2013.

 


Đến cuối năm 2011, Agriseco đã đầu tư vào 287 mã cổ phiếu với tổng giá trị đầu tư ban đầu là 576,27 tỷ đồng. Nhưng giá trị theo thị giá đã giảm gần một nửa, chỉ còn 294,135 tỷ đồng. Trong đó, nhiều hợp đồng rerepo và exrepo cổ phiếu của Agriseco bị suy giảm giá trị, thấp hơn số nợ mà công ty đã cho khách hàng vay hơn 127 tỷ đồng…


Agriseco cũng bị cơ quan thanh tra chỉ rõ là công ty con của Ngân hàng làm ăn kém hiệu quả, chưa tuân thủ quy định về quản trị cũng như quy định hoạt động kinh doanh chứng khoán.


Doanh thu của CTCK Sài Gòn - Hà Nội (mã: SHS) trong quý III cũng có sự tăng tốc ngoạn mục, đạt 111 tỷ đồng (tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ), lãi sau thuế đạt gần 64 tỷ đồng. Doanh thu lũy kế 9 tháng tăng lên 255 tỷ đồng, chủ yếu từ hoạt động tự doanh, góp vốn đầu tư… và đem về 143 tỷ đồng lợi nhuận.

Nợ khó trả

Nhiều CTCK của các ngân hàng khác như ACB, MaritimeBank, MB, Vietinbank… vẫn chưa công bố kết quả kinh doanh quý III. Tuy vậy, nhìn vào kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm và chỉ tiêu cả năm có thể dự đoán trước biến chuyển trong kỳ báo cáo này (loại trừ trường hợp công ty có khoản thu nhập đột biến trong kỳ).


Đơn cử như CTCK ngân hàng Á Châu (ACBS), doanh thu tính đến hết quý II/2014 chỉ đạt 83 tỷ đồng, bằng 38,3% so với cùng kỳ năm 2013. Lợi nhuận sau thuế cũng sụt giảm mạnh, đạt gần 33 tỷ đồng và bằng 28,5% so với cùng kỳ.


Sau gần 4 năm cầm cự với thị trường chứng khoán suy giảm, nhiều công ty đặt mục tiêu hàng đầu là tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động, sau đó, mới tính đến có lợi nhuận, chia cổ tức. Do đó, lợi nhuận và cổ tức rất thấp của các CTCK đạt được ở mức khá thấp, khiến cổ đông, NĐT bức xúc. Nhưng, ở một số CTCK, gánh nặng tài chính không chỉ là việc chạy đua thành tích kinh doanh, mà phải xử lý các khoản nợ từ hợp đồng tư vấn, môi giới đầu tư chứng khoán trước đây. Nhất là khi có dính líu tới vi phạm pháp luật.


Hiện, ORS đang gặp rắc rối lớn với khoản nợ phải trả lại Ngân hàng Tiên Phong (TPbank) lên tới 380 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính, công ty cho biết đây là tiền thực hiện hợp đồng môi giới chứng khoán cho ngân hàng từ năm 2011, đến nay đã tạm ngừng giao dịch.


Được biết, số tiền 380 tỷ đồng này nằm trong tổng số 1.190 tỷ đồng mà TPBank đã chuyển cho ORS thông qua hai dạng hợp đồng môi giới chứng khoán, hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư và môi giới mua trái phiếu.


Tuy nhiên, ORS đã chuyển toàn bộ tiền vào tài khoản thanh toán công ty mở tại Vietinbank Tp.HCM (núp dưới các hợp đồng tiền gửi, hưởng lãi suất cao), dẫn tới bị Huyền Như - nguyên cán bộ ngân hàng rút ra, chiếm đoạt hết.


Do đó, khoản nợ 380 tỷ đồng vẫn "treo" suốt 3 năm qua trên sổ sách của ORS, kéo theo cũng là khoản nợ khó đòi của TPbank, buộc phải trích dự phòng tối đa (100% giá trị khoản nợ).

 

Thu Hằng

 


Tuyên bố trách nhiệm:  Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015