Bloomberg: “F&N có thể sẽ cất cổ phần Vinamilk trong két, không đóng góp thanh khoản”

StockBiz- 16/12/2016

Ngoài việc chưa thực sự hấp dẫn với nhà đầu tư ngoại, trần sở hữu khối ngoại có thể là một trong những lý do Việt Nam chưa được MSCI thăng hạng lên nhóm thị trường mới nổi, Bloomberg nhận xét.  

Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco - mã BHN ) đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM trong tuần trước.


Bốn ngày sau, một công ty quốc doanh khác là Vinamilk (VNM) chào bán cạnh tranh cổ phần lần hai.


Tuy nhiên, thương vụ không đạt được chỉ tiêu bán 9% vốn mà Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đề ra.


Chỉ có hai quỹ đầu tư Singapore là F&N Dairy Investment và F&N Bev Manufacturing đăng ký phiên đấu giá với tổng số lượng đăng ký mua 78,38 triệu cổ phần, tương ứng 60% tổng số lượng cổ phần mà SCIC chào bán, bằng 5,4% vốn điều lệ của Vinamilk.


Habeco, hay bất cứ công ty nhà nước đang chờ cổ phần hóa khác của Việt Nam, hoàn toàn có "chịu chung số phận" với Vinamilk, Bloomberg cảnh báo.


Việt Nam đang nỗ lực thu hút các nhà đầu tư định chế đến từ nước ngoài. Tuy nhiên quy định về sở hữu khối ngoại bóp nghẹt thanh khoản đang gây khó khăn cho các mã cổ phiếu kể trên.


Trên thực tế, sau gần 10 năm đổ vốn ròng vào thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đang bắt đầu rút ròng vốn.

 

 Sau gần một thập kỷ đổ vốn ròng vào thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đang bắt đầu rút ròng vốn. 


Mâu thuẫn thay, tình trạng này nhen nhóm một năm sau khi Việt Nam thông qua Nghị định 60 cho phép nới room ngoại lên 49% đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.


Ngay sau đó, Vinamilk – một trong số ít công ty đủ điều kiện – đã chào bán cổ phần. Nhưng thay vì thu hút một số lượng lớn các quỹ đầu tư, thì Vinamilk lại chọn đối tác chiến lược là F&N.


Bloomberg cho rằng có thể F&N sẽ đơn thuần “cất cổ phần Vinamilk trong két, không có bất cứ đóng góp gì cho thanh khoản”.


Công ty nội thì chần chừ trong việc nới room, nhà đầu tư ngoại thì chần chừ trong việc mua cổ phần. Chưa kể tranh cãi xoay quanh việc giới hạn nới room vẫn đang diễn ra.


Quy định mới không áp dụng cho các công ty trong 14 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bao gồm hơn 250 hoạt động. Thậm chí ở một khía cạnh nào đó, Vinamilk cũng không đáp ứng được hoàn toàn quy định này.


Ngoài việc chưa thực sự hấp dẫn với nhà đầu tư ngoại, trần sở hữu này có thể là một trong những lý do Việt Nam chưa được MSCI thăng hạng lên nhóm thị trường mới nổi, Bloomberg nhận xét.


Trong khi thị trường chứng khoán vẫn vắng bóng các quỹ ngoại có tầm vóc, thì các công ty muốn chào báo cổ phần lại bị những công ty bán lẻ đa quốc gia “khống chế”.


Với trường hợp của Habeco, những ông lớn như Heineken hay Carlsberg có thể chi phối đợt niêm yết, thu hẹp số cổ phần tự do giao dịch còn lại.


“Nếu muốn thu hút các nhà đầu tư ngoại và đưa thị trường lên nhóm mới nổi của MSCI, Việt Nam cần quyết tâm mở cửa công ty quốc doanh”, Bloomberg kết luận.

 

THẢO MAI

 


Tuyên bố trách nhiệm :Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015