Dòng tiền nội đóng vai trò đẩy PE thị trường lên cao

StockBiz- 20/10/2016

VPBS cho rằng chỉ số VN-Index có thể điều chỉnh trong quý IV và sẽ dao động trong biên độ 625 điểm đến 690 điểm, tương đương với mức P/E từ 14,8-16,4 lần.

 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) mới đây đã công bố báo cáo triển vọng thị trường quý IV/2016.

VPBS cho biết, trong quý III/2016, chỉ số VN-Index đã bứt phá lên trên đường xu hướng dài hạn (đường xu hướng 1) với Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CARG) trung bình cho cả giai đoạn từ 2002 đến nay ở mức 25,7% và CARG cho riêng giai đoạn từ 2013 đến nay là 16,2%.

 


Theo số liệu cập nhật tới thời điểm hiện tại từ Bloomberg, tổng lợi nhuận sau thuế (LNST) trượt trong 12 tháng gần nhất của các công ty niêm yết trên sàn Hồ Chí Minh giảm tới gần 10% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do sự sụt giảm đáng kể đến từ ba nhóm ngành y tế, dịch vụ tiện ích và năng lượng.

 


 Không được hỗ trợ về mặt nội tại, VN-Index vẫn diễn biến tích cực nhờ mặt bằng P/E được đẩy lên mức cao. Cụ thể, P/E của chỉ số VN-Index liên tục tăng trong quý III và chốt quý ở mức 16,3x, vẫn thấp hơn đáng kể so với một số thị trường trong khu vực. Tuy nhiên, cần lưu ý các thị trường lân cận đều đã được nâng hạng lên nhóm mới nổi trong khi Việt Nam hiện vẫn chỉ được xếp vào nhóm cận biên với quy mô và mức vốn hóa thấp hơn rất nhiều. Vì vậy, VPBS cho rằng định giá của thị trường Việt Nam hiện đã không còn ở mức hấp dẫn.

Theo số liệu từ Bloomberg, trong quý III, Việt Nam là thị trường duy nhất trong khu vực bị khối ngoại bán ròng với tổng giá trị lên tới hơn 150 triệu USD. Từ đó có thể khẳng định dòng tiền nội đóng vai trò quyết định trong việc đẩy P/E của VN-Index lên mức cao.

Vào thời điểm cuối quý II, cung tiền M2 ghi nhận mức tăng 8,07% so với cuối năm 2015, cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 6,82%, dẫn đến chênh lệch thanh khoản tự do gia tăng. Diễn biến này tiếp tục được duy trì trong quý III và theo VPBS đây chính là nguyên nhân mấu chốt thúc đẩy dòng tiền nội đổ vào kênh chứng khoán giúp VN-Index tăng trưởng mạnh trong quý vừa qua.

Do định giá của chỉ số VN-Index không còn hấp dẫn cộng với khả năng Fed có thể tăng lãi suất trong cuộc họp vào tháng 12 tới, VPBS cho rằng xu thế bán ròng của khối ngoại sẽ lấn át từ nay tới cuối năm. Do vậy, dù một số sự kiện khác trên thế giới như bầu cử tổng thống Mỹ hay cuộc họp vào tháng 11 của OPEC có thể ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán trong nước, diễn biến của VN-Index trong những tháng tới chủ yếu vẫn phụ thuộc nhiều vào dòng tiền nội.

Với đặc thù tăng trưởng tín dụng theo mùa vụ, chủ yếu tập trung vào quý III và quý IV cuối năm cùng động thái hạ lãi suất huy động tại 4 ngân hàng TMCP Nhà nước trong thời gian gần đây, nhiều khả năng chênh lệch thanh khoản tự do sẽ thu hẹp dần về cuối năm và qua đó ảnh hưởng tới dòng vốn nội đổ vào thị trường chứng khoán. Với quan điểm đó, VPBS cho rằng chỉ số VN-Index có thể điều chỉnh trong quý tới và sẽ dao động trong biên độ 625 điểm đến 690 điểm, tương đương với mức P/E từ 14,8-16,4 lần.

 

Bình An

 


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015